Tại sao tháng chín gọi là tháng “Bảy Niềm Đau”?

Tháng chín  là tháng hết sức quan trọng Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta  suy ngắm về nỗi khổ đau trong cuộc đời Đức Mẹ, từ đó thấy được vai trò của Đức Mẹ trong chương trình Cứu Độ. Tháng chín hàng năm theo lịch phụng vụ được gọi là tháng “Bảy Niềm Đau”, và Giáo Hội tưởng nhớ đến “Đức Mẹ Sầu Bi” cử hành vào ngày 15 tháng 9.

Thông thường chúng ta chỉ nhớ có hai tháng trong năm Giáo Hội dành kính nhớ Đức Mẹ, đó là tháng năm (tháng hoa) và tháng mười (tháng Mân Côi). Chúng ta quên rằng Giáo Hội còn dành tháng chín (bảy niềm đau) để nhắc nhớ đến những niềm đau lớn lao trong cuộc đời Đức Mẹ, và tháng mười hai (Vô Nhiễm Nguyên Tội). Tháng chín  là tháng hết sức quan trọng Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta  suy ngắm về nỗi khổ đau trong cuộc đời Đức Mẹ, từ đó thấy được vai trò của Đức Mẹ trong chương trình Cứu Độ. Tháng chín hàng năm theo lịch phụng vụ được gọi là tháng “Bảy Niềm Đau”, và Giáo Hội tưởng nhớ đến “Đức Mẹ Sầu Bi” cử hành vào ngày 15 tháng 9.

Bàn thờ đầu tiên để kính Đức Mẹ  Sầu Bi (Mater Dolorosa) được thiết lập vào năm 1221 tại tu viện của Schönau. Đặc biệt là ở các nước Địa Trung Hải, các giáo dân truyền thống mang bức tượng Đức Mẹ Sầu Bi trong đám rước vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.  Lễ được quảng bá ban đầu bởi các tu sĩ Cisterciens. Về sau do các tu sĩ Servites quảng bá (Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ, dòng này được thành lập tại Florence, nước Ý năm 1223), và phổ biến vào thế kỷ XIV và XV. Tại Cologne, lễ được cử hành lần đầu tiên năm 1423, ngày thứ sáu sau Chúa nhật thứ ba Phục sinh. Theo một sắc lệnh của công đồng tỉnh Mayence, việc thiết lập lễ Đức Mẹ sầu bi là để đền tạ những xúc phạm do những người theo phe Jean Hus gây ra đối với các ảnh tượng Mẹ.

Năm 1482, lễ được đưa vào sách lễ với tước hiệu Đức Bà trắc ẩn. Nhưng mãi đến năm 1728, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XII mới đưa vào lịch phụng vụ Roma. Bấy giờ được định vào ngày thứ sáu trước Lễ Lá. Năm 1668, vào ngày Chúa nhật sau 14 tháng chín lễ bị bãi bỏ, và lễ đã được giữ lại chung với lễ Kính Bảy sự Thương Khó Đức Bà, do các tu sỹ Servites đã đưa trước.

Để đưa vào lịch Công giáo La Mã ngày lễ dành cho các thánh, vào năm 1814, Đức Giáo Hoàng Piô VII mở rộng lễ “Đức Mẹ Sầu Bi” cho toàn thể Giáo Hội Latinh. Nó đã được giao cho chủ nhật thứ ba trong tháng Chín. Năm 1913, Đức Giáo Hoàng Piô X chuyển ngày lễ vào ngày15 tháng 9, một ngày sau lễ Suy Tôn Thánh Giá.

Chúng ta đặc biệt tưởng nhớ bảy niềm đau lớn lao trong cuộc đời của Mẹ.

1/ Niềm đau thứ nhất là khi Mẹ dâng Chúa Hài Nhi Giêsu trong đền thánh. Tại đây, cụ tiên tri Simêon nói với Mẹ rằng một lưỡi gươm đau khổ sẽ đâm thấu tâm hồn của Mẹ. Việc đó đã xảy ra khi Đức Chúa Giêsu bị lên án tử (Lc 2: 22-35).

2/ Niềm đau thứ hai là Đức Mẹ và thánh Giuse phải chạy trốn sang Ai Cập với Đức Chúa Giêsu vì quân lính của vua Hêrôđê đang tìm giết Người (Mt 2:13-21).

3/ Niềm đau thứ ba xảy ra lúc Đức Mẹ tìm kiếm Đức Chúa Giêsu suốt ba ngày tại đền thánh Giêrusalem. Sau cùng, Mẹ đã tìm thấy Chúa trong đền thờ (Lc 2:41-50).

4/ Niềm đau thứ tư của Mẹ là khi Đức Chúa Giêsu bị quân dữ đánh đòn và đội mão gai, bắt Ngài vác thập giá (Ga 19:1; Lc 23:26-32).

5/ Niềm đau thứ năm là khi Mẹ xem thấy Đức Chúa Giêsu bị treo trên cây thập giá, nơi Chúa tắt thở sau ba giờ hấp hối (Mc 15:22 ; Ga 19:18, 25-27 ; Mc 15:34 ; Lc: 23:46).

6/ Niềm đau thứ sáu của Mẹ là lúc thân xác bất động của Đức Chúa Giêsu được trao phó trong vòng tay Mẹ (Ga 19:31-34, 38 ; Ac 1:12).

7/ Niềm đau thứ bảy mà Mẹ phải chịu là lúc Đức Chúa Giêsu chịu mai táng trong mồ (Mt 27:59 ; Ga 19:38-42 ; Mc 15:46 ; Lc 23:55-56).

Chúng ta là con cái của Đức Mẹ, là môn đệ của Chúa – mà Mẹ là môn đệ đầu tiên và tuyệt vời nhất-, đi theo  Chúa -giống như Mẹ-, thiết tưởng chúng ta cũng phải tháp nhập vào sự sầu bi của Mẹ mới bảo đảm cho sự cứu độ của mình. Nói cách khác Đức tin thật sự không bao giờ là một đặc ân hay một vinh dự, nhưng có nghĩa là chết đi từng chút một, từng ngày. Thiên Chúa luôn luôn nói thẳng, nói thật và nói trước. Điển hình là:

1/ Với ngôn sứ Giêrêmia, Chúa phán : “Chúng sẽ giao chiến với ngươi..” (Gr 1:19)

2/ Nói với Ananias về Phaolô : “Thật vậy, chính Ta sẽ chỉ cho người ấy thấy tất cả những đau khổ người ấy phải chịu vì danh Ta” (Cv 9:16).

3/ Và Simeon đã nói với Đức Mẹ : “Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà” (Lc 2:35).

Lễ Đức Mẹ Sầu Bi được kính nhớ liền ngay sau lễ Suy Tôn Thánh Giá. Giáo Hội muốn nhắc nhở con cái mình khi suy tôn Thánh Giá Chúa Giêsu, không được quên một hình ảnh sống động đứng dưới chân Thánh Giá là Mẹ Maria. Dĩ nhiên dưới chân Thánh Giá còn có những môn đệ khác, nhưng Mẹ là người hiệp thông sâu xa nhất với cuộc thương khó của Chúa Giêsu, con mình. Mẹ là kẻ đau khổ nhất, thiệt thòi, mất mát nhiều nhất. Và cũng bởi rơi vào sự tột cùng của khổ đau, hụt  hẫng này, Mẹ trở thành Mẹ cho mọi kẻ sầu bi, Mẹ cảm thông với tất cả những ai khổ đau và trở thành nguồn an ủi cho họ. Như Công Đồng Vaticanô II dạy: “Đức Maria như  dấu chỉ của hy vọng vững chắc và sự an ủi cho dân Chúa đang lữ hành” (Lg V).

Nguồn: http://www.dccthaingoai.com