Spotlight Sự thật có thể mang lại tự do

Điều rất đỗi ngạc nhiên phải ghi nhận là kỹ nghệ điện ảnh Mỹ có khả năng xử lý những chủ đề thời sự rất phức tạp để làm thành một loại phim ‘giải trí’. Các tác phẩm không những làm khán giả hồi hộp nhưng thường lại làm cho người xem suy nghĩ về một thứ trật luân lý [1], thậm chí có thể xem là một hình thức xét mình.

Spotlight-2.jpg

Trong thể loại này, đương nhiên các vụ tai tiếng nổi trội sẽ cung cấp đề tài chọn lọc: những phim này được hưởng quảng cáo truyền thông do chính sự việc của nó, nó lại còn là dịp cho thấy sức mạnh ẩn giấu của quyền lực, khai thác các thủ thuật làm khán giả hồi hộp. Tiêu biểu là phim Các người của Tổng thống nói về vụ Watergate (Les hommes du président, đạo diễn Alan J. Pakula, diễn viên Robert Redford và Dustin Hoffman đóng năm 1976). Bốn mươi năm sau, Spotlight tiếp tục loại  phim này, một phim quan tâm đến sự trung thực và xử lý một vấn đề còn gây sốc hơn nhiều: cuộc điều tra của các ký giả báo Boston Globe năm 2001, đưa ra ánh sáng các vụ ấu dâm của các linh mục địa phận Boston và cách mà hàng giáo sĩ đã che giấu một cách có hệ thống các người phạm tội và bắt các nạn nhân phải im lặng.

Một bài bình luận về điện ảnh không có mục đích phán xét về mặt đạo đức nhưng là nghiên cứu cách mà cuốn phim đưa ra vấn đề. Như thế, ở đây sẽ không lặp lại những gì phải tố cáo thì phải tố cáo, nhưng xem xét hình thức thế nào để cuộc tố cáo này đem lại công chính trên ý định của nhà làm phim mà ý định này đã được nói rõ trước. Trong nhãn quan này, chắc chắn Spotlight là một tuyệt tác. Nói ngắn gọn trong một câu, đây không chỉ là các tội ác bị tố cáo, nhưng là (và có thể là nhất là) các đồng lõa gây ra từ một thể chế chính thức, mà đáng lý là họ phải chống lại, hơn nữa các đồng lõa không kham nổi khi gặp phải chính những chuyện nhập nhằng của chính mình. Những thông đồng này và cuộc chiến đấu này được điều động theo nhiều cách. Chúng tôi chỉ có thể đưa ra một vài cách.

Trước hết đây là một phim về quyền lực của lời. Tất nhiên lời ở đây là lời của báo chí, lời có thể thực hiện hoặc phá vỡ các quan điểm, và như vậy, lời xứng đáng để cân nhắc và kiểm chứng lâu dài trước khi trình bày nó và công bố nó. Sự trống rỗng cũng góp một phần cho sự suy ngẫm về sự tiến hóa báo chí vào thời điểm của cuộc điều tra này: vào thời buổi internet, có thể nào hình dung được phải bỏ bao nhiêu thì giờ để kiểm chứng, để đối chiếu, để nghe các nhân chứng trực tiếp và tôn trọng lời nói ra không? Có phải luôn luôn, đứng trước lời của báo chí là lời của Giáo hội, cho rằng phải làm cho Lời của Chúa hiện diện. Cái gì sẽ xảy ra khi nói dối là luật, hay im lặng chiếm ưu thế, một cách chính xác, khi lời bị bóp nghẹt? Đứng trước tầm nhìn của báo chí cũng như giáo hội, câu hỏi được đặt ra cho sứ vụ thiêng liêng khi nó bị thực hiện một cách bẩn thỉu. Nhưng nhà đạo diễn Tom McCarthy đã quá kinh nghiệm để có thể đối diện vấn đề này một cách đơn giản. Điều đáng kể là không có một hình ảnh bạo lực hay tình dục nào được chiếu lên. Các sự kiện cay đắng nhất chỉ đơn giản được các diễn viên kể hay nêu ra. Vì thế các hình ảnh này cho chúng ta thấy sức mạnh của lời, đôi khi còn gợi xúc động mạnh hơn là hình ảnh. Ngay cả những nhà báo có kinh nghiệm nhất họ cũng góp phần mang đến tầm quan trọng của đạo đức, để không phải lúc nào cũng cần phải đưa ra lời quan trọng khi nó cần thiết; với chính sự nhầm lẫn của mình, các bậc thầy giỏi sẽ khám phá cách dùng đơn giản của lời để làm đồng lõa cả một hệ thống; chính các trọng phạm sẽ thú nhận tội ác của họ, với những chữ trệch hướng mà người nghe sẽ hiểu không có gì có thể ngăn chận họ. Quyền lực của lời và do đó là trách nhiệm về việc sử dụng nó.

Một khám phá khác, đó là từ các nhóm nhỏ, dần dần mở rộng ra tới tận chân trời. Có nhóm tìm tòi nghiên cứu của báo chí, có gia đình của từng nhân vật chính, có các giáo xứ, có các chức sắc của Boston, có các chức sắc công giáo… Vậy, không phải mỗi “nhóm tương trợ” này được mô tả như một gia đình, nhưng, theo chừng mực đi tới của tiến trình, chúng ta khám phá mỗi người thuộc về nhiều trong các nhóm này. Trên thực tế, mỗi người, qua sự tương giao của các cộng đoàn hợp nhất với một mục đích chung, đều dẫn đến những lời khác nhau. Làm thế nào để gom chúng lại, làm cho nó tương hợp nhau, làm cho nó thành một đơn vị? Câu trả lời thuộc về bí mật của từng người, dù họ là luật sư làm việc riêng lẻ và kiệm lời, trả lời nhỏ giọt, hay giám đốc biên tập giản dị gợi lên phản ứng của tất cả mọi người. Như thế đối với mỗi người, kể cả người xem, phải có một nhận định ngay cả với người láng giềng, đồng nghiệp và ngay cả với các khẳng định riêng của chính mình. Vì các hiệp đồng của nhóm tác động trên sự thiện cũng như trên sự dữ. Một câu then chốt trong phim đã được luật sư Garabedian nói lên: Nếu cần phải có cả một làng để nuôi dạy một đứa bé, thì cũng cần phải có cả một làng để hiếp nó” [2]. Không cần phải tố cáo các hành động, chỉ cần lời tố cáo này là đã tạo được tiếng vang, có nghĩa là đi qua tất cả các ảo tưởng ru ngủ mà chúng ta nuôi dưỡng suốt ngày dài. Với cái nhìn này thì cảnh một người bà công giáo khi đọc các khám phá khủng khiếp mà cháu ngoại yêu quý của mình đã cộng tác để đưa ra ánh sáng thì thật là xé lòng. Cũng như lời có thể chuyển tải sự hư không của nói dối, một vài tương trợ có thể dẫn đến phản bội, không những các thành viên của một nhóm mà phản bội đến cả toàn nhân loại.

Tiếp đây là suy ngẫm thứ ba. Điều cần nhấn mạnh là ngay từ đầu phim, các tác phong đồi bại ăn rễ ngay trong quyền lực, trong cách suy nghĩ hợp theo luật, trong các thói quen những điều này cần phải có các can thiệp bên ngoài mới có thể chiến đấu với nó được. Trên thực tế, trưởng ban biên tập đưa ra cuộc điều tra của Spotlight không phải ở Boston, cũng không phải là người công giáo mà là một người Do thái ở Florida; và luật sư cứng rắn một mình đương đầu với tất cả mọi người là người Armênia. Dù vậy, tất cả các ký giả đều hợp chung sức mạnh của mình để tố cáo hệ thống, dù đó là những hệ thống xưa cổ nhất của người Boston. Và tất cả, cùng một lúc đã khám phá ít nhiều các đồng lõa của những im lặng trong quá khứ. Cuộc chiến đấu không phải giữa người kitô và người khác, cũng không phải giữa người tốt và người xấu nhưng giữa những người cam chịu sự xấu và những người kiên trì chống nó, bất chấp tất cả. Dưới góc cạnh này, phải soi lên để thấy cả một suy tư về sự rèn luyện nghề nghiệp về mặt nghiệp vụ cũng như luân lý: một ký giả điều tra tốt phải học nghề và dựa trên chính các giới hạn riêng của mình, cũng như một luật sư sáng chói có thể nguy hiểm bởi chính sự khéo léo của mình, hay một linh mục không phải chỉ biết giảng và cầu nguyện để vinh danh sứ vụ của mình.

Như thế, đây là những vấn đề đáng sợ, không những nó được đặt ra một cách hiển nhiên qua một cuốn phim mà mức độ nghiêm túc rất chặt chẽ và theo một nhịp hồi hộp dù kết quả đã biết trước. Chắc chắn, nhiều biện chứng trong phim chỉ lướt qua, nhiều hướng tìm nếu triển khai nhiều hơn sẽ hay hơn, hoặc một cảnh sáng tạo hơn sẽ được mong chờ hơn. Cũng vậy, vào cuối phim, khi câu chuyện tạo nên làn sóng chấn động lịch sử trên toàn thế giới và cách mà tòa giám mục Boston tránh báo chí được nhắc đến, thì không có một cảnh nào nêu lên cuộc cách mạng mà Đức Bênêđictô XVI đưa ra sau đó khi ngài vừa lên ngôi Thánh Phêrô, cũng không nói đến sự nghiêm khắc ngài đã đối xử với các giám mục liên hệ trong hồ sơ này dưới triều với ngài.

Với tầm nghiêm khắc cổ điển, phim Spotlight kéo dài ảnh hưởng của cuộc điều tra mà cuốn phim kể [3]. Quả thật nghệ thuật điện ảnh đã có được khả năng đưa chúng ta vào vấn đề một cách cụ thể, xúc động trong những tình huống có thể xa lạ với chúng ta và bỗng nhiên chúng ta khám phá nó liên quan đến chúng ta một cách sâu đậm. Chính vì thế, trong một bài phỏng vấn được công bố ngày thứ tư 17 tháng 2 [4], cựu công tố viên Vatican, Charles Scicluna, đã phải tuyên bố: “Tất cả các hồng y, giám mục phải đi xem phim này. […] Không có lòng thương xót nếu không có công chính”. Dù phải chấm dứt bài phê bình, chúng tôi mong rằng không những các sự kiện bị tố cáo, nhưng các vấn đề liên quan đến nó phải là đề tài cho một suy tư sâu đậm.

[1] Hiện tượng mang tầm mức cần phải nghiên cứu, học giả của Viện hàn lâm pháp, Alain Finkielkraut vừa có bài nói chuyện gần đây được truyền hình ở trang: http://www.franceculture.fr/emissions/repliques/les-enjeux-ethiques-dans-la-culture-populaire

[2] Tiếng Anh: “If it takes a village to raise a child, it takes a village to abuse them”. Câu nói nổi tiếng của bà Hillary Clinton năm 1996.

[3] Cuốn phim có 6 đề cử trao giải Oscar.

[4] Bài phỏng vấn trên nhật báo La Repubblica. Giám mục Charles Scicluna, Tổng Giám mục Malta, cựu công tố viên thuộc Bộ Tín Lý.

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 26.02.2016/
aleteia.org, linh mục Denis Dupont-Fauville, 2016-02-23)