Nhận định về chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Phanxicô

 

 
“Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có khả năng khơi dậy sự đa dạng, tính đa nguyên, mà đồng thời vẫn đem đến hợp nhất”. Cậy riêng vào sức mình, ta chỉ biến đa dạng thành chia rẽ, và biến hợp nhất thành độc dạng.
Nhận định về chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Phanxicô

 

Chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Phanxicô có hai mục tiêu rõ ràng: nói chuyện với người Hồi Giáo và nói chuyện với anh em Kitô Giáo.

Giống mọi quốc gia đa số theo Hồi Giáo khác, người Hồi Giáo có mặt khắp nơi tại Thổ Nhĩ Kỳ và ranh giới giữa nhà nước và Hồi Giáo hết sức mờ nhạt, thành thử cuộc nói chuyện với Hồi Giáo diễn ra ngay ở dinh tổng thống và Nha Giám Đốc tôn giáo sự vụ (diyanet). Cuộc nói chuyện này không chấm dứt với chuyến viếng thăm ba ngày tại Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn kéo dài trên chuyến bay của Đức Phanxicô từ Istanbul trở về Rôma.

 

Và chính tổng thống Recep Tayyip Erdoğan và giám đốc tôn giáo sự vụ, Mehmet Gormez, mở màn cuộc “nói chuyện” về Hồi Giáo này bằng cách “đánh phủ đầu” mà cho rằng hiện đang có trào lưu “kỳ thị Hồi Giáo” mỗi ngày một dâng cao hơn tại Tây Phương.

 

Tổng Thống Erdogan, trong bài diễn văn chào mừng Đức Phanxicô hôm thứ Sáu, nói rằng, đang có “một khuynh hướng rất nghiêm trọng và phát triển rất nhanh của chủ nghĩa chủng tộc, kỳ thị, và ghét bỏ người khác, nhất là kỳ thị Hồi Giáo, tại Tây Phương”. Tất nhiên để Đức Giáo Hoàng coi đây là một vấn đề.

 

Ông Mehmet Gormez cũng phát biểu cùng một quan điểm ấy. Ông nói: “chúng tôi cảm thấy lo lắng và ưu tư đối với tương lai khi bệnh hoang tưởng kỳ thị Hồi Giáo, một bệnh vốn rất thịnh hành trong công luận Tây Phương, đang được sử dụng làm cớ gây áp lực nặng nề, đe dọa, kỳ thị, tha hóa, và tấn công thực sự anh chị em Hồi Giáo của chúng tôi tại Tây Phương”.

 

Hai nhân vật này dĩ nhiên muốn nhắn nhe Đức Phanxicô rằng: nếu ngài muốn Thổ Nhĩ Kỳ giúp chống lại bọn ISIS và phong trào quá khích Hồi Giáo nói chung, thì ngài phải chống lại thiên kiến bài Hồi Giáo ngay tại vườn nhà của ngài.

 

Theo John Allen, dù phát ngôn viên Tòa Thánh, vào ngay đêm đó, nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô không có phản ứng nào đặc biệt đối với hai nhận định trên, nhưng ai cũng đoán được phản ứng của các phụ tá tại Vatican và nhiều nhà bình luận Công Giáo khác. Dĩ nhiên, Giáo Hội Công Giáo phải chống đối bất cứ thứ kỳ thị tôn giáo nào, dù nó đụng tới ai đi nữa. Ấy thế nhưng, so sánh những gì đang xẩy ra cho các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác tại Iraq và Syria hiện nay, với số phận người di dân Hồi Giáo tại Pháp hay tại Bỉ thì quả đã lẫn lộn táo với cam rồi.

 

Tỷ lệ người trẻ thất nghiệp cao hay cảm nghĩ bị cho ra rìa quả là những vấn đề thực sự, nhưng làm sao so sánh được với những đe dọa triệt hạ hàng loạt cộng đồng Kitô Giáo, những cuộc tấn công thể lý qui mô, lớn đến độ khó mà không kết luận đây là một chương trình thanh trừng tôn giáo thực sự.

 

Sử dụng “việc kỳ thị Hồi Giáo” có tính biểu kiến làm cớ để trì hoãn không chịu hành động gì đối với chủ nghĩa cực đoan duy Hồi Giáo, nhẹ nhất, cũng bị coi là không trung thực. Mà tệ nhất, phải bị coi là đồng lõa vào việc gây ra đau khổ cho người khác.

 

Có người cho rằng Erdogan sử dụng chiêu bài “kỳ thị Hồi Giáo” chẳng phải vì ông thực sự quan tâm tới vấn đề tự do tôn giáo cho bằng vì ông có tham vọng muốn trở thành dịch bản của Đế Quốc Ottoman trong thế kỷ 21.

Nhận định trên không hẳn vô lý vì ông vốn chiêu đãi Đức Phanxicô tại một dinh tổng thống mới xây lớn nhất thế giới hiện nay, lớn hơn cả điện của Nhận định về chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Phanxicô

 

Chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Đức Phanxicô có hai mục tiêu rõ ràng: nói chuyện với người Hồi Giáo và nói chuyện với anh em Kitô Giáo.

 

Giống mọi quốc gia đa số theo Hồi Giáo khác, người Hồi Giáo có mặt khắp nơi tại Thổ Nhĩ Kỳ và ranh giới giữa nhà nước và Hồi Giáo hết sức mờ nhạt, thành thử cuộc nói chuyện với Hồi Giáo diễn ra ngay ở dinh tổng thống và Nha Giám Đốc tôn giáo sự vụ (diyanet). Cuộc nói chuyện này không chấm dứt với chuyến viếng thăm ba ngày tại Thổ Nhĩ Kỳ, mà còn kéo dài trên chuyến bay của Đức Phanxicô từ Istanbul trở về Rôma.
Và chính tổng thống Recep Tayyip Erdoğan và giám đốc tôn giáo sự vụ, Mehmet Gormez, mở màn cuộc “nói chuyện” về Hồi Giáo này bằng cách “đánh phủ đầu” mà cho rằng hiện đang có trào lưu “kỳ thị Hồi Giáo” mỗi ngày một dâng cao hơn tại Tây Phương.

Tổng Thống Erdogan, trong bài diễn văn chào mừng Đức Phanxicô hôm thứ Sáu, nói rằng, đang có “một khuynh hướng rất nghiêm trọng và phát triển rất nhanh của chủ nghĩa chủng tộc, kỳ thị, và ghét bỏ người khác, nhất là kỳ thị Hồi Giáo, tại Tây Phương”. Tất nhiên để Đức Giáo Hoàng coi đây là một vấn đề.

Ông Mehmet Gormez cũng phát biểu cùng một quan điểm ấy. Ông nói: “chúng tôi cảm thấy lo lắng và ưu tư đối với tương lai khi bệnh hoang tưởng kỳ thị Hồi Giáo, một bệnh vốn rất thịnh hành trong công luận Tây Phương, đang được sử dụng làm cớ gây áp lực nặng nề, đe dọa, kỳ thị, tha hóa, và tấn công thực sự anh chị em Hồi Giáo của chúng tôi tại Tây Phương”.

Hai nhân vật này dĩ nhiên muốn nhắn nhe Đức Phanxicô rằng: nếu ngài muốn Thổ Nhĩ Kỳ giúp chống lại bọn ISIS và phong trào quá khích Hồi Giáo nói chung, thì ngài phải chống lại thiên kiến bài Hồi Giáo ngay tại vườn nhà của ngài.

Theo John Allen, dù phát ngôn viên Tòa Thánh, vào ngay đêm đó, nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô không có phản ứng nào đặc biệt đối với hai nhận định trên, nhưng ai cũng đoán được phản ứng của các phụ tá tại Vatican và nhiều nhà bình luận Công Giáo khác. Dĩ nhiên, Giáo Hội Công Giáo phải chống đối bất cứ thứ kỳ thị tôn giáo nào, dù nó đụng tới ai đi nữa. Ấy thế nhưng, so sánh những gì đang xẩy ra cho các Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác tại Iraq và Syria hiện nay, với số phận người di dân Hồi Giáo tại Pháp hay tại Bỉ thì quả đã lẫn lộn táo với cam rồi.

Tỷ lệ người trẻ thất nghiệp cao hay cảm nghĩ bị cho ra rìa quả là những vấn đề thực sự, nhưng làm sao so sánh được với những đe dọa triệt hạ hàng loạt cộng đồng Kitô Giáo, những cuộc tấn công thể lý qui mô, lớn đến độ khó mà không kết luận đây là một chương trình thanh trừng tôn giáo thực sự.

Sử dụng “việc kỳ thị Hồi Giáo” có tính biểu kiến làm cớ để trì hoãn không chịu hành động gì đối với chủ nghĩa cực đoan duy Hồi Giáo, nhẹ nhất, cũng bị coi là không trung thực. Mà tệ nhất, phải bị coi là đồng lõa vào việc gây ra đau khổ cho người khác.

Có người cho rằng Erdogan sử dụng chiêu bài “kỳ thị Hồi Giáo” chẳng phải vì ông thực sự quan tâm tới vấn đề tự do tôn giáo cho bằng vì ông có tham vọng muốn trở thành dịch bản của Đế Quốc Ottoman trong thế kỷ 21.

Nhận định trên không hẳn vô lý vì ông vốn chiêu đãi Đức Phanxicô tại một dinh tổng thống mới xây lớn nhất thế giới hiện nay, lớn hơn cả điện của Nữ Hoàng Elisabeth II. Ông muốn định vị mình trong hàng ngũ các đại vương xưa của Đế Quốc Hồi Giáo.

Nhưng theo Allen, có nhiều lý do khiến Đức Phanxicô lưu ý tới các nhận định trên. Thứ nhất, nhiều di dân Hồi Giáo ở Tây Phương quả đang gặp các thách thức thực sự, khiến Đức Phanxicô vốn đã lưu ý tới họ rồi. Ngài vẫn thường xuyên kêu gọi người ta phải có thiện cảm hơn nữa đối với các di dân này.

Thứ hai, bất chấp tham vọng của Erdogan có ra sao, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là một thế lực chính ở Trung Đông hiện nay. Sát biên giới với cả Iraq lẫn Syria, các chính sách của nước này đối với ISIS là điều chủ yếu và cách đối xử của họ đối với số người tị nạn từ hai quốc gia này, trong đó, nhiều người là Kitô hữu, cũng chủ yếu không kém. Làm cho nước này tích cực hơn trong hai khía cạnh này mà cái giá phải trả chỉ là việc ngài vốn làm xưa nay, thì đâu có gì gọi là thiệt thòi, tính theo lối tính thế tục!

Thứ ba, người ta vốn lo ngại trước hướng đi của Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự lãnh đạo của Erdogan. Ông ta không ngại chơi lá bài duy Hồi Giáo khi cần thiết đối với mục tiêu chính trị của mình. Lôi ông ta vào bất cứ liên minh nào với Tây Phương cũng có thể làm ông ta ôn hoà hơn.

Nói như thế không nhất thiết có nghĩa Đức Phanxicô sẽ phải mềm dịu hơn trong các quan điểm của ngài về cuộc bách hại các Kitô hữu tại Trung Đông hay cuộc hội nhập hai chiều của người di dân Hồi Giáo tại Tây Phương.

Thực vậy, trên chuyến bay trở về Rôma, Đức Phanxicô cho các ký giả hay ngài nói với TT Erdogan rằng sẽ tốt đẹp xiết bao “nếu mọi nhà lãnh đạo Hồi Giáo, kể cả các chính trị gia, các nhà lãnh đạo tôn giáo, và các nhà khoa bảng, lên tiếng rõ ràng” chống lại chủ nghĩa quá khích Hồi Giáo.

Cũng trong cuộc họp báo trên, Đức Phanxicô cho hay: “tất cả chúng ta cần có sự lên án khắp thế giới, cả từ chính người Hồi Giáo, những người vốn cho rằng ‘chúng tôi không như thế. Kinh Kôrăng không như thế’”.

Ngài cũng cương quyết cảnh cáo trước tình thế của các Kitô hữu tại Trung Đông. “Thực sự, tôi không muốn dùng các từ ngữ bọc đường. Các Kitô hữu đang bị xua đuổi ra khỏi Trung Đông. Đôi khi, như ta thấy ở Iraq, khu vực Mosul, họ phải ra đi trong khi phải để lại mọi sự”.

Nhưng không thấy ngài nhắc gì tới số phận người Công Giáo Ácmêni tại Thổ Nhĩ Kỳ và cuộc diệt chủng họ vào đầu thế kỷ 20, một cuộc diệt chủng mà nhà nước Thổ NHĩ Kỳ chưa bao giờ thừa nhận. Về điểm này, vị đại diện tông tòa người Công Giáo Ácmêni tại Giócđan và Giêrusalem, là Đức Cha Kevork Noradounguian, cho hay: “Trong vai trò đứng đầu một quốc gia nhỏ nhất trên thế giới và là vị kế nhiệm Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã đưa ra một quyết định khó khăn nhất nhưng đúng đắn. Trong nền chính trị thế giới, mọi điều đều là tính toán và quyền lợi. Các cuộc viếng thăm và hội kiến giữa các vị vọng là kết quả của nhièu tương nhượng, thỏa hiệp và khế ước đạt được trước khi cuộc hội kiến xẩy ra. Khi không đạt được thỏa hiệp, cuộc viếng thăm không diễn ra. Đức Giáo Hoàng đã làm một quyết định khó khăn là đi trước cái đã mà không đưa ra bất cứ điều kiện nào cho cuộc viếng thăm. Hội kiến là phương thuốc hay nhất trị mọi câu hỏi và vấn đề”.

Đức Cha cho rằng dù không trực tiếp nhắc đến vấn đề, nhưng Đức Giáo Hoàng có mặc nhiên nhắc đến nó vì tại Nha Tôn Giáo Sự Vụ (Diyanet), ngài nói rằng “chúng ta có bổn phận phải tố cáo mọi vi phạm tới nhân phẩm và nhân quyền”. Đức Cha cho biết thêm, khi không thể nói bằng lời Đức Phanxicô sẽ sử dụng cử chỉ và đây chính là một trong các cử chỉ của ngài trong chuyến viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ.

Đại kết

Nếu Đức Phanxicô ít nhấn mạnh tới cuộc đối thoại liên tôn với người Hồi Giáo, thì chủ đề đại kết hiển nhiên rõ nét hơn vì ngài dành gần 2/3 cuộc viếng thăm cho nó. Trên chuyến máy bay trở về Rôma, chính Đức Phanxicô nhìn nhận rằng bài diễn văn quan trọng nhất của ngài trong chuyến tông du này là bài diễn văn nói về việc hợp nhất giữa hai Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo.

Phương thức của Đức Phanxicô trong vấn đề này, như mọi người biết, được tóm lược trong công thức đã được lưu truyền rộng rãi trong giới báo chí: “Đức Gioan Phaolô II dạy ta nên làm gì; Đức Bênêđíctô XVI dạy ta tại sao nên làm điều đó; còn Đức Phanxicô dạy ta: làm điều đó đi”. Chính vì thế, trong cuộc viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ, ngài bảo liên hệ với Giáo Hội Chính Thống đang tiến triển , tuy nhiên “cứ đợi mấy thần học gia đạt thỏa hiệp, thì ngày ấy sẽ chẳng bao giờ tới!”.

Ngài cho hay: ngoài đại kết tâm linh ra, còn có “đại kết máu” nữa, tức các Kitô hữu tử đạo ngày nay: “các vị tử đạo của chúng ta đang lớn tiếng nói rằng chúng ta là một. Đây chính là đại kết bằng máu. Ta phải bước theo con đường này một cách can đảm”.

Về đại kết sự thật, Ngài cho rằng trong Buổi Phụng Vụ Thánh với TP Đại Kết, rõ ràng người Chính Thống Giáo chấp nhận quyền tối thượng (primacy) của Giám Mục Rôma. Tuy nhiên, theo ngài, “ta nên tiếp tục với lời yêu cầu của Đức Gioan Phaolô II, khi ngài nói rằng: hãy giúp ngài tìm ra thứ tối thượng mà qúy vị sẵn sàng chấp nhận”.

Nhà báo Andrea Gagliarducci lưu ý tới một thứ đại kết mới mà ông gọi là đại kết nhân quyền, được cả Đức Phanxicô và TP Báctôlômêô nhấn mạnh trong chuyến tông du lần này. Và do đó, hai cuộc tông du tới hai cơ chế đầu não của Âu Châu và tới Thổ Nhĩ Kỳ có tương quan mật thiết với nhau.

Nhà báo Allen thì chú ý tới thứ “đại kết” nội bộ, tức giữa các nghi lễ Công Giáo khác nhau tại Trung Đông và nhất là tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi tổng số người Công Giáo chỉ vào khoảng trên dưới 60,000 người, nhưng thuộc đủ thứ nghi lễ khác nhau. Thứ đại kết này xem ra không kém khẩn thiết chút nào so với đại kết ngoại bộ, tức với các Giáo Hội chị em, đôi khi còn rõ nét hơn. Vì theo ông, “một người Thệ Phản Tin Lành và một người Công Giáo bảo thủ có khi cảm thấy có nhiều điểm chung với nhau hơn là các thành viên khác trong chính Giáo Hội riêng của họ”. Cũng thế, một Kitô hữu Chính Thống phò môi sinh (“green”) có thể thấy mình gần gũi với người Methodist có cùng khuynh hướng hơn là với một đan sĩ Chính Thống cực bảo thủ trên Núi Athos!

Thành thử, trong ngày thứ hai của chuyến tông du, khi gặp gỡ người Công Giáo Thổ Nhĩ Kỳ tại Nhà Thờ Chúa Thánh Thần ở Istanbul, Đức Phanxicô nói nhiều tới hợp nhất trong đa dạng. Buổi lễ này qui tụ người Công Giáo theo nghi lễ Syria, Ácmêni, Canđê và La Tinh. Các liên hệ giữa các nghi lễ và Giáo Hội Công Giáo này tại Trung Đông có tiếng là phân rẽ xưa nay. Sự căng thẳng này xuất hiện ngay trong lúc chuẩn bị cho Thánh Lễ thứ Bẩy vừa qua: tranh luận về số vé mời, về việc ai ngồi hàng đầu.

Đức Giáo Hoàng bảo họ: “Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có khả năng khơi dậy sự đa dạng, tính đa nguyên, mà đồng thời vẫn đem đến hợp nhất”. Cậy riêng vào sức mình, ta chỉ biến đa dạng thành chia rẽ, và biến hợp nhất thành độc dạng.

Ngài cũng khuyên họ ra khỏi não trạng đề phòng, phòng thủ, cố thủ trong các ý niệm và sức mạnh của mình, ngăn cản mình không hiểu người khác, không mở lòng mình ra đối thoại với họ.

Tuy nhiên, đại kết ngoại bộ vẫn là đỉnh cao của chuyến tông du mà hình ảnh sẽ được nhắc tới mãi hẳn nhiên là lúc Đức Phanxicô xin TP Báctôlômêô chúc lành cho mình. Ngài tự động cúi đầu xuống thật sâu gần như đụng tới Thượng Phụ, buộc Thượng Phụ “phải” hành động theo yêu cầu đầy khiêm tốn và thành khẩn của ngài. Và Thượng Phụ đã làm dấu thánh giá lên đầu Đức Phanxicô và hôn nó.

Về thứ đại kết này, Allen nhấn mạnh một khía cạnh khác, cho thấy phương thức “làm đi” của Đức Phanxicô: ngài không nói tới trận chiến chung chống chủ nghĩa thế tục, nhất là nền luân lý tính dục quá lỏng lẻo, mà đề cập tới “Tin Mừng xã hội” (Social Gospel), sau khi nói tới việc hiệp thông trọn vẹn, một hiệp thông không hề có nghĩa bên này tùng phục bên kia hay hòa nhập vào bên kia. Tin Mừng xã hội này được ngài khai triển với ba ý niệm nền tảng: bảo vệ người nghèo, chấm dứt chiến tranh và hoà giải tranh chấp, giúp người trẻ từ bỏ duy vật và chấp nhận chủ nghĩa nhân bản chân chính.

Allen cho rằng Đức Phanxicô không có công thức phù thủy nào để xóa tan các trở ngại hiện vẫn còn tồn tại giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo, nên ngài nhấn mạnh nhiều đến việc từ từ bình thường hoá tinh thần thân hữu giữa người Công Giáo và các Kitô hữu anh em, qua triển vọng hợp tác trong nhiều dự án xã hội, văn hóa và nhân đạo.

Vũ Văn An