Nhà thờ Công giáo bị phá hủy do chiến sự leo thang ở bang Shan

Hơn 60 nhà thờ bị phá hủy từ khi xung đột bùng nổ
Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê ở thị xã Mongkoe gần biên giới Trung Quốc bị bom phá hủy hôm 03 tháng 12 Ảnh Hkun Awng Nlam
Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê ở thị xã Mongkoe
gần biên giới Trung Quốc bị bom phá hủy hôm 03 tháng 12 Ảnh Hkun Awng Nlam

Một nhà thờ Công giáo bị trúng bom trong bang xảy ra xung đột Shan thuộc miền bắc Myanmar, khi chiến sự leo thang giữa quân đội Myanmar và các nhóm vũ trang thiểu số.

Thật trớ trêu Nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê ở thị xã Mongkoe gần biên giới Trung Quốc bị trúng bom trong các vụ không kích vào ngày 3-12, đúng ngay ngày lễ kính Thánh Phanxicô Xaviê.

Cha xứ cùng các nữ tu và khoảng 1000 người Công giáo ở Mongkoe đã bỏ chạy sang Trung Quốc. Không người nào bị thương trong vụ tấn công vào sáng hôm đó, gây ra các đám cháy lớn cho đến chiều.

Đức cha Philip Lasap Za Hwang của giáo phận Lashio, bang miền bắc Shan, cho biết ngài cảm thấy lo lắng.

“Chúng tôi chưa biết chính xác nhưng tôi sẽ viết thư cho các nhà chức trách, chỉ huy quân đội và thống đốc bang Shan khi biết mọi việc”, ngài nói.

Đức giám mục người Kachin kêu gọi chính phủ thương lượng với tất cả các nhóm vũ trang. “Chúng ta cần tất cả các nhóm vũ trang tham gia các cuộc đàm phán hòa bình”, ngài nói.

Hơn 60 nhà thờ Kitô giáo bị phá hủy trong bang cận bang Kachin từ khi thỏa thuận ngừng bắn bị phá vỡ năm 2011, theo tổ chức Christian Solidarity Worldwide.

Cuộc xung đột mới leo thang trong bang miền bắc Shan giữa quân đội và bốn nhóm thiểu số, được gọi chung là Liên Minh Miền Bắc.

Hàng ngàn thường dân bỏ chạy sang Trung Quốc khiến chính quyền Trung Quốc triển khai quân đội dọc biên giới, làm 2000 người bị mắc kẹt và 10.000 người khác tị nạn ở thị xã biên giới Manhai, theo các nhân viên cứu trợ.

Khoảng 11 tổ chức phi chính phủ, trong đó có Caritas, thúc giục các nhà chức trách bảo vệ quyền của những người bị ảnh hưởng bởi xung đột.

“Chúng tôi lo sợ tình hình nhân đạo và an ninh ngày càng bất ổn này sẽ dẫn đến tình trạng tản cư mới trên khắp bang Kachin và Shan như chúng ta đã thấy trong vài tuần qua, ảnh hưởng lớn đến công tác nhân đạo”, các tổ chức nói trong thông cáo hôm 1-12.

Cuộc xung đột mới này là một đòn mạnh giáng xuống chính quyền của bà Aung San Suu Kyi, người triệu tập Hội nghị Panglong thế kỷ 21 hồi cuối tháng 8 nhằm mang lại hòa bình cho Myanmar. Phần lớn Liên Minh Miền Bắc không tham dự vì quân đội yêu cầu họ từ bỏ vũ khí trước.

John Zaw từ Mandalay, Myanmar 

Nguồn tin: UCAN