Kitô hữu ở Trung Đông: “2000 năm truyền thống có thể bị biến mất trong một thế hệ!”

Tổng Giám mục Petros Mouché ở tòa giám mục Mossoul, Qaraqosh và Kurdistan Irak. Ngài chứng kiến cảnh thương tâm của các địa phận của mình, cùng các nỗi sợ của mình cho Âu Châu.

IraqBishop-Yohanna-Petros-Mouche-GEO.jpg 

Để kể cho chúng tôi nghe sức sống của giáo phận mình, gồm các thành phố Mossoul, Qaraqosh và Kurdistan Irak, Đức Tổng Giám mục Petros Mouché minh họa một câu chuyện khôi hài. “Ở Bagdad, các người đi biểu tình Hồi giáo bắt một linh mục và nói: ‘Cứ một ngày lễ, chúng tôi nhỗ một cọng râu của ông’. Và các người Hồi giáo nhỗ từng sợi cho các ngày lễ ăn chay, ramadan, vv. Sau đó, Kitô hữu cũng bắt một tu sĩ Hồi giáo và cũng làm như vậy: ‘Thánh Phaolô, Thánh Phêrô… rồi lễ các thánh!’. Và râu không còn”.

Đời sống của giáo dân ở đây rất đậm đà, Tổng Giám mục Petros Mouché không bao giờ chào từ giả tín hữu vào cuối lễ được vì cha biết luôn có một sự kiện nào đó cha sẽ gặp lại họ sau đó. Đời sống cộng đoàn ở đây rất phong phú nên ngài rất sợ bị đánh mất: “Tôi sợ nó không còn, ngài giải thích. Phong tục chúng tôi có 2000 năm truyền thống và phong tục này có nguy cơ bị mất trong một thế hệ”.

 

Kurdistan, nơi trú ẩn tạm thời

 

Như đa số các giáo phận của mình, Đức Tổng Giám mục Petros Mouché ở ngoại ô Erbil, thành phố Kurdistan Irak, một nơi trú ẩn tạm thời có 8 000 gia đình trên 12 000 gia đình. “Cho đến bây giờ thì người Kurde bảo vệ chúng tôi, tín hữu Kitô được đón tiếp trong vùng đất của họ vì họ biết chúng tôi không hung dữ, trung trực và là những người chăm chỉ làm việc. Nhưng trước đây, các láng giềng Irak của chúng tôi cũng từng nghĩ như thế về chúng tôi… Tất cả đều thay đổi quá nhanh chóng!”

 

Các cuộc tranh cãi về việc ai là người kế nhiệm khi chủ tịch Massoud Barzani vùng tự lập mãn nhiệm kỳ đã làm cho giám mục lo sợ. Các thay đổi chính trị quay vòng một cách có hệ thống và bất lợi cho tín hữu Kitô. “Ở Kurdistan, có những người cực đoan tàn ác còn hơn những người chúng tôi ở chung thời ở Irak,” ngài giải thích.

 

Nô lệ Nhà nước Hồi giáo Tự xưng

 

“Chúng tôi ra đi và nghĩ mình sẽ trở lại ngày hôm sau”, Giám mục Mouché nhớ lại. Ngài đã không mang gì theo trong lần đi trốn khỏi Qaraqosh, khi những người cực đoan của Nhà nước Hồi giáo Tự xưng chiếm thành phố này. Ngày 17 tháng 7-2014, một tháng sau khi Nhà nước Hồi giáo Tự xưng chiếm Mossoul, một người đại diện giả của nhóm Hồi giáo cực đoan đề nghị ngài đến một cuộc họp các tôn giáo ở Mossoul. Ngài từ chối, nhưng hôm sau có một thông báo của Nhà nước Hồi giáo Tự xưng hãnh diện nói ngài đã đến “cuộc họp” và đã chấp nhận các điều kiện đưa ra cho ngài, như trở lại đạo Hồi giáo, trả thuế hoặc phải bị chết.

 

 Rồi trong đêm 6 rạng 7 tháng 8, lực lượng quân đội Kurde bị đẩy lui và Nhà nước Hồi giáo Tự xưng chiếm thung lũng  Ninive, chiếm Qaraqosh thành phố Kitô giáo lớn nhất Irak gồm 50 000 người dân. Tất cả tín hữu Kitô đều đi trốn, họ sợ  bị bắt làm nô lệ. Sự nghi ngờ này đã được xác nhận bằng một cuộc gọi điện thoại đến tòa Tổng Giám mục sau khi giáo dân bỏ trốn. “Thật uổng là quý vị đã bỏ đi. Đàn bà, con gái của quý vị rất đẹp”.

 

Vấn đề Hồi giáo

 

Nhưng theo Tòa Tổng giám mục, sự dữ còn sâu đậm hơn là sự xâm nhập của Nhà nước Hồi giáo Tự xưng. “Trong đạo Hồi, không có khái niệm tội, không có việc xét lại lương tâm mình, chỉ có cho phép và cấm. Đã từng xảy ra cách đây 50 năm, chúng tôi đón tiếp người Hồi giáo, cho họ trú nhà nhưng ngay ngày hôm sau, họ ăn cắp đồ đạc vì họ nghĩ, họ được phép ăn cắp đồ của tín hữu Kitô giáo. Tôi còn nhớ câu chuyện con gà mái bị ăn cắp cũng một cách đó, một người đã được một gia đình Kitô cho ăn và đã ăn cắp con gà của gia đình này. Ngày hôm sau, tu sĩ Hồi giáo Omar el Aqui nhắn với tôi là họ sẽ trả con gà. Tôi trả lời: ‘Con gà không quan trọng, quý vị cứ giữ! Điều tôi muốn là có tình thương và tôn trọng giữa chúng ta’.”

 

Trong số các người Hồi giáo cũng có những người trung thực, “có cả các anh hùng đã chết để bảo vệ tín hữu Kitô, nhưng đó là những người nghe tiếng lương tâm của mình,  họ không nghe theo tôn giáo của họ. Tôn giáo giải thích cho họ biết là họ có thể lấy của cải của người tín hữu Kitô!”

“Xin đừng phân tán chúng tôi”

 

Ý thức tầm quan trọng của tình giáo dân, ngài sợ những người ra đi sẽ bị cô lập và lạc lối. Nếu đường quay về Irak là chuyện không thể được thì người tị nạn nên được nhận từng nhóm, đừng nhận riêng: “Nhận từng thành viên của cộng đoàn là cắt tình cộng đoàn. Chúng tôi cần gặp nhau, cần sống chung với nhau để truyền thống chúng tôi còn tồn tại”. Cho đến bây giờ, cộng đoàn này vẫn còn sinh động dù phải đi biệt xứ: theo Tổng Giám mục, từ khi đi trốn, ngài đã cử hành 420 đám cưới, 550 em được rước lễ lần đầu và 600 lễ rửa tội!

 

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vb 14.10.2015/
aleteia.org, Sylvain Dorient, 2015-10-11)