Họa sĩ Trung quốc Yan Zhang so sánh Đức Giáo hoàng với “ngọn núi thiêng”

Họa sĩ Zhang tuyên bố: “Mọi người đều gọi ngài là ‘cha’. Tình yêu giữa tín hữu và giáo hoàng là tình phụ tử”, ông so sánh ngài với “ngọn núi thiêng”. Họa sĩ Zhang tặng Đức Phanxicô bức phù điêu vẽ bằng than, ông giải thích: “Núi tuyết giống như áo trắng của ngài. Ngọn núi là chính ngài, ở giữa là thập giá ngài mang”.

YanZhang.jpg
Ông Jiancheng và họa sĩ Zhang trong cuộc họp báo tại
Vatican 21 tháng 11-2017

Ngày thứ ba 21 tháng 11-2017, họa sĩ Yan Zhang tham dự cuộc họp báo tổ chức ở văn phòng báo chí Vatican để giới thiệu hai cuộc triển lãm sắp đến cùng tổ chức ở các Viện bảo tàng Vatican và ở Tử Cấm Thành Bắc Kinh vào mùa xuân 2018.

Nhắc đến Thông điệp Chúc tụng Chúa Laudato si’ của Đức Phanxicô, họa sĩ nói tiếp: “Ngọn núi thiêng là tượng trưng tự nhiên của đối thoại và của nền văn minh của sự gặp gỡ. Tình hữu nghị vô vị lợi giữa Trung quốc và Đức Phanxicô, và ý tưởng tất cả chúng ta cùng ở một căn nhà duy nhất, thúc đẩy con người suy nghĩ lại tương quan giữa nhân loại, cuộc sống, xã hội và thiên nhiên”.

Nguyên văn bài diễn văn của họa sĩ Yan Zhang

Trọng kính Đức Thánh Cha,

Quý quan khách thân mến,

Hôm nay là ngày vinh dự rất lớn cho tôi, vì tác phẩm “Thiên nhiên và Tôn giáo” của tôi được phối hợp với các tác phẩm quan trọng nhất và biểu tượng nhất trong bộ sưu tập Trung quốc của Viện bảo tàng Vatican và của Viện bảo tàng Quốc gia Trung quốc, hai cuộc triển lãm sẽ được tổ chức cùng một lúc ở Viện bảo tàng Vatican và ở Bắc Kinh.

Trong thời điểm lịch sử của sự cam kết lớn để phát triển quan hệ dân sự giữa Trung quốc và Vatican, cùng với 1,38 tỷ người có quốc tịch Trung quốc, tôi muốn nói lên lòng chân thành vinh danh tình hữu nghị với Đức Thánh Cha Phanxicô và với tất cả những ai đóng góp vào việc trao đổi văn hóa này. Hai cuộc triển lãm từ hai đầu mút của cây cầu đối thoại văn minh, là sứ giả của cuộc trao đổi văn hóa này, đây là niềm vui và sự ưu đãi của tôi được chuyển đến lời chào và tình hữu nghị của nhân dân Trung quốc.

Vatican là trọng tâm đức tin của một phần sáu tổng số dân thế giới và là trọng tâm của sự Phục hưng Âu châu. Từ thời Phục hưng, và sau đó là cuộc cách mạng kỹ nghệ, và nhất là vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, chúng ta thấy có một sự tăng trưởng khổng lồ nguồn tài nguyên phong phú vật chất và tiến bộ kỹ thuật trên thế giới. Mặt khác, quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên chưa bao giờ căng thẳng như thế. Và thường nhân loại phát triển đến mức có thể hủy diệt hệ thống môi sinh và hủy diệt ngay cả chính nhân loại. Điều này xảy đến cho 1,2 tỷ người công giáo, cho 1,38 tỷ người dân Trung quốc cũng như cho 7,2 tỷ người dân trên toàn thế giới. Chúng ta không tránh khỏi phải đối diện với một thách thức cuối cùng được đặt ra cho giống loài con người. Sự sống còn và sự hủy hoại đời sống con người trên trần thế này tùy thuộc vào câu trả lời của chúng ta trước thách thức cuối cùng này của nhân loại.

Từ năm 1993, cách đây 24 năm, tôi đã bắt đầu suy nghĩ một cách có hệ thống và liên tục về các vấn đề này, và tôi đã thực hiện được 20 bức tranh, trong đó có bức Cradling Arme và bức Iron Staff Lama đi theo chủ đề “Thiên nhiên và tôn giáo”, bức tranh sơn dầu đặt câu hỏi cuối cùng về con người, một vấn đề chung của hội họa, của văn hóa Trung quốc cũng như văn hóa Tây phương.

Ngày 31 tháng 5- 2017, bức Cradling Armenia và bức Iron Staff Lama – các tác phẩm tiêu biểu nhất trong các tác phẩm của tôi và trong suy nghĩ của tôi trong hai mươi năm gần đây – tôi đã tặng Đức Thánh Cha Phanxicô để nói lên tình hữu nghị nhân danh 1,4 tỷ người Trung quốc và Đức Thánh Cha đã tặng lại Viện bảo tàng Vatican để góp vào bộ sưu tập đã có và để được triển lãm.

Tôi cũng đã vẽ bức phù điêu Núi thiêng và đã trình cho Đức Thánh Cha. Và theo yêu cầu của Thư viện Vatican, tôi đã bổ túc tác phẩm bằng cách vẽ một bức phù điêu khác để tặng Thư viện.

Theo tôi, Kanrenmuqi là ngọn núi thiêng của toàn nhân loại, thể hiện chính tinh hoa của tôn giáo, là nơi của một tinh thần bất diệt, phải trở nên vĩnh cửu và không được phá hủy!

Mọi người đều gọi ngài là “cha”. Tình yêu giữa tín hữu và giáo hoàng là tình phụ tử”, ông so sánh ngài với “ngọn núi thiêng”. Họa sĩ Zhang tặng Đức Phanxicô bức phù điêu vẽ bằng than, ông giải thích: “Núi tuyết giống như áo trắng của ngài. Ngọn núi là chính ngài, ở giữa là thập giá ngài mang”.

Tôi muốn nói lên, bất cứ quốc gia nào chúng ta thuộc về, bất cứ tín ngưỡng nào chúng ta có “không có gì trên thế giới này mà không quan trọng đối với chúng ta”. Như Đức Giáo hoàng Phanxicô nói trong Thông điệp Chúc tụng Chúa của ngài, Mẹ Trái Đất là người Mẹ xinh đẹp đón nhận chúng ta trong vòng tay của bà, cho chúng ta thấy, gia đình lớn của các quốc gia có thể bao dung và hợp nhất. Văn hóa Trung quốc và văn hóa Vatican cần giao tiếp và trao đổi, cũng như tất cả nền văn hóa khác trên thế giới.

Ngọn núi thiêng là tượng trưng tự nhiên của đối thoại và của nền văn minh của sự gặp gỡ. Tình hữu nghị vô vị lợi giữa Trung quốc và Đức Phanxicô, và ý tưởng tất cả chúng ta cùng ở một căn nhà duy nhất, thúc đẩy con người suy nghĩ lại tương quan giữa nhân loại, cuộc sống, xã hội và thiên nhiên. Nét đẹp của nghệ thuật sẽ làm bật lên trong chúng ta ý thức trọn hảo về môi sinh, về lòng nhân từ và về bao dung.

Đối thoại giữa chúng ta là chuyện có thể được và không thể tránh khỏi, vì chúng ta đều cùng có cảm nhận chung về lòng nhân từ. Vào thế kỷ 21, một chương trình phi thường để xây dựng chiếc cầu đối thoại vững chắc giữa Bắc Kinh và Vatican chắc chắn sẽ làm rực sáng lại Con đường Tơ lụa! Ước mong tình hữu nghị và hòa bình ngự trị trên thế giới!

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch, phanxico.vn 25.11.2017/
fr.zenit.org, Hélène Ginabat 2017-11-21)