Giáo dục đức tin cho người trưởng thành

Sứ mạng truyền giảng giáo lý của Hội thánh nhằm nâng đỡ tín hữu ở mọi lứa tuổi để thăng tiến cả về mặt tự nhiên lẫn trưởng thành Kitô giáo, làm phong phú mọi khía cạnh đời sống nhờ “men” Tin Mừng. Do vậy, những mục tiêu và nội dung tương ứng sẽ ôm trọn mọi chiều kích đức tin của một cá nhân trưởng thành; chẳng hạn: việc hiểu biết và thông truyền đức tin, những kĩ năng thiết yếu cho sự thăng tiến cá nhân, trải nghiệm trong đời sống gia đình, những mối tương quan, dịch vụ công, và việc để tâm tới lợi ích chung. 

 
Mục vụ giáo dục đức tin cho người trưởng thành của chúng ta phải phải gắn liền với những đòi hỏi đặc biệt và những quan tâm thao thức của người trưởng thành nơi mỗi cộng đoàn sở tại. Để thực hiện cách trung thành và hiệu quả, qua dòng thời gian, việc giáo dục đứa tin cần đưa ra một trình bày hệ thống và mạch lạc về những yếu tố cốt lõi của đức tin Kitô giáo và việc thực hành ấy trong cuộc sống, nghĩa là cung cấp một sự khai tâm Kitô giáo đầy đủ. Cần làm cách nào đó để thâm nhập được vào thế giới người trưởng thành và đụng chạm tới những trải nghiệm của họ, để giúp họ hình thành nên một tâm thức Kitô giáo và sống cuộc sống của họ nơi thế trần như những môn đệ trung tín của Đức Giêsu.
 
Sự giao thoa những trải nghiệm thực tế cuộc sống, những đòi hỏi kiến thức đa dạng nơi người trưởng thành, việc học hỏi Thánh Kinh, và việc giảng dạy những truyền thống của Hội thánh tất cả sẽ tạo ra một môi trường học hỏi uyển chuyển. Bên cạnh đó, việc làm trên sẽ thách đố tính sáng tạo của những ai mà lập nên sự chỉ dẫn, những ai phác thảo ra nội dung, và những ai cung cấp các chương trình giáo dục đức tin cho người trưởng thành. Đối mặt với những thách đố này vừa là đòi hỏi bắt buộc và vừa mang lại lợi ích. Để chỉ dẫn, chúng tôi đề nghị những mục tiêu, những quy tắc, nội dung, và những cách tiếp cận dưới đây. 
 
Ba mục tiêu chính hướng dẫn và định hướng những nỗ lực trong việc giáo dục đức tin cho người trưởng thành:
 
1. Kêu gọi và khích lệ việc hoán cải liên lỉ trở về với Đức Giêsu trong đời sống thánh thiện
 
Trong việc đáp lại tiếng Chúa mời gọi nên thánh, đức tin và đời sống của chúng ta, trong tư cách là những môn đệ trưởng thành, được đặt nền trong việc triển nở mối tương quan bản thân với Đức Giêsu, ‘“Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,69; Mc 1,24). Theo đó, “chúng ta thấy cốt lõi của giáo lý là một Ngôi Vị, Ngôi Vị của Đức Giêsu thành Nazareth …’ Giáo lý nhằm đặt ‘chúng ta … trong sự hiệp thông … với Đức Giêsu Kitô”’.
 
Coi như là mục tiêu tiên khởi, việc củng cố đức tin giúp những người trưởng thành “đạt được nhận thức sự hoán cải trở về cùng Thiên Chúa”. Nhận thức này nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng cho những người trưởng thành. Nó giúp họ nhận ra và hối hận về lỗi lầm trong thâm tâm và đời sống thiêng liêng của họ, hướng đến sự hoán cải nhờ các bí tích, và ôm trọn lời mời gọi và thách đố của một đức tin bén rễ sâu nơi Đức Giêsu. Điều đó có nghĩa là dựa trên những ý định của Đức Kitô, tín thác vào tình yêu của Chúa Cha, vâng phục thánh ý Thiên Chúa, theo đuổi đời sống thánh thiện, và lớn lên trong tương quan tình yêu với tha nhân. Đào sâu lời cầu nguyện cá nhân là một việc làm ý nghĩa hướng đến sự thăng tiến trong đời sống thánh thiện nơi cuộc sống thường ngày.
 
2. Thúc đẩy và củng cố sợi dây liên đới năng động nơi cộng đoàn Kitô hữu
 
Như những tín hữu trưởng thành, chúng ta tìm hiểu và sống đức tin của chúng ta như những thành viên năng động của Hội thánh. Việc đáp trả của chúng ta với tiếng gọi của Thiên Chúa với cộng đoàn “không thể mãi cứ trừu tượng và khó mông lung”, nhưng cần phải “tỏ lộ cách cụ thể qua việc tháp nhập một cách hữu hình vào đời sống cộng đoàn tín hữu…một cộng đoàn mà nơi ấy có một dấu chỉ của sự biến đổi, có dấu chỉ của sức sống mới: đó là Hội thánh, Bí tích Cứu rỗi hữu hình”. Mọi người tìm thấy cộng đoàn đức tin này nơi giáo xứ và giáo phận, cũng như nơi những gia đình của họ, nơi những cộng đoàn Hội thánh thu nhỏ, nơi những liên đới cá nhân, nơi những hiệp hội đức tin, và trong sự hiệp thông với các thánh của mọi thời và mọi nơi.
 
Theo đó, việc giáo dục đức tin giúp những người trưởng thành đưa ra “một quyết định sáng suốt và kiên định để sống ân huệ và sự chọn lựa của đức tin nhờ sợi dây liên đới trong cộng đoàn Kitô hữu”, khi chấp nhận việc đồng trách nhiệm trong sứ mạng của cộng đoàn và cho việc xây dựng đời sống nội tâm”. Những người trưởng thành không chỉ đón nhận những tác vụ của cộng đoàn Kitô hữu, mà còn cống hiến cho đời sống và sứ mạng của chính cộng đoàn đó nhờ việc trao tặng cách quảng đại những ân huệ nơi họ.
 
3. Kêu gọi và chuẩn bị cho những người trưởng thành để hoạt động như những môn đệ trên cánh đồng truyền giáo
 
Giáo hội và những tín hữu trưởng thành có một sứ mạng trong và cho thế giới: nhằm sẻ chia sứ điệp của Đức Kitô để canh tân và biến đổi tự thể chế mang tính xã hội và tạm thời. Việc kêu gọi kép này cho sự loan báo Tin Mừng và lời mời gọi song phương này vừa hướng tới việc loan báo Tin Mừng vừa nhắm tới xây dựng công lý diễn tả trọn vẹn căn tính của người tín hữu giáo dân, căn tính mà họ đã lãnh nhận nơi Bí Tích Rửa tội. Theo đó, việc giáo dục đức tin nhằm đạt tới việc giúp đỡ mỗi người tín hữu trưởng thành trở nên “sẵn sàng hơn và năng động hơn trong tư cách là môn đệ Chúa Kitô trong thế giới hôm nay”. Ví như muối cho đời và ánh sáng cho trần gian (x. Mt 5, 13-16), những môn đệ trưởng thành trổ sinh những chứng tá tình yêu Thiên Chúa và biết lắng nghe thánh ý Ngài; ngõ hầu, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Linh, họ canh tân bộ mặt trái đất.
 
(Được trích từ: A Pastoral Plan for Adult Faith Formation in the United States – Một chương trình mục vụ cho việc giáo dục đức tin cho người trưởng thành trong nước Mỹ).  
 
(Nguồn: http://www.usccb.org)   
GB. Đào Văn Hương