Đức Thánh Cha Phanxicô Tông Du Sri Lanka / Tích Lan và Phi Luật Tân 12-19/1/2015

 

 Đức Thánh Cha Phanxicô 

Tông Du Sri Lanka / Tích Lan và Phi Luật Tân 

12-19/1/2015

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch
(bao gồm cả các nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

(http://w2.vatican.va/content/francesco/en/travels/2015/outside/documents/papa-francesco-sri-lanka-filippine-2015.html)

 Ngày 5 – Thứ Bảy 17/1/2015

 Dẫn nhập: 


Bão Hải Yến (Haiyan / Yolanda) xẩy ra vào lúc 6 giờ sáng Thứ 6 ngày 8/11/2012, và sau 3 tháng con số tử vong lên đến 6,201 nhân mạng, bị thương 28,626 và mất tích 1,785, gây ảnh hưởng đến 3,424,593 gia đình hay 16,078,181 người ở 12,095 ngôi làng trong 44 khu vực, phân tán 890,895 gia đình hay 4,095,280 người, trong đó có 20,924 gia đình hay 101,527 người đang sống trong 381 trại tạm cư.

 Vào thời điểm Đức Thánh Cha Phanxicô theo lịch trình tông du viếng thăm khu vực bị Bão Hải Yến 14 tháng trước đây thì trời đổ mưa và gió lộng thổi lên. Bởi thế, lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội có một vị giáo hoàng mặc áo mưa (bên ngoài áo lễ) cử hành Thánh Lễ. Nhưng, còn một cảnh tượng tuyệt vời nữa đó là cả trăm ngàn người đã bất chấp mưa gió qui tụ lại để đón rước vị chủ chiên tối cao của mình, và họ đã rất cảm xúc đến chảy nước mắt khi nghe bài giảng ứng khẩu của ngài. 

 

 Ngài không muốn hủy bỏ cuộc viếng thăm lịch sử tại chính nơi bị Bão Hải Yến này, nên ngài đã khởi hành sớm hơn 1 tiếng cho dù biết trước là bão “Amang” sắp xẩy ra vào lúc 3 giờ chiều, với tốc độ gió 60 dặm (100 cây số) 1 giờ và đang hướng đến Đảo Samar về hướng đông bắc Tacloban 38 dặm (62 cây số), và mọi sự đã được vắn gọn lại và ngài đã lên máy bay ngay sau 1 giờ chiều. 

 

Ngài đã ở trên chiếc giáo hoàng xa của ngài từ phi trường về vương cung thánh đường Palo và từ đó trở về lại phi trường để chào dân chúng chung quang con đường dài 14 cây số. Chiếc giáo hoàng xa của ngài dù có mui che mưa nhưng hai bên trống rỗng nên ngài cũng bị hắt mưa ướt.

 

 

 Đến địa điểm viếng thăm hôm nay, ngài đã ra khỏi máy bay không có dù che đầu nên ít phút sau chiếc áo trắng ngài vẫn mặc đã bị đẫm nước. Trên chiếc giáo hoàng xa, ngài đã mặc một chiếc áo mưa choàng mầu vàng (chỉ che trước sau chứ không kín hai bên) và cứ tiếp tục mặc như thế khi dâng Thánh Lễ trên lễ đài, hứng chịu mưa hắt gió bay. 

 

 

 Khi giảng, ngài đã không đọc bài ngài đã soạn bằng tiếng Anh, mà lại giảng buông bằng tiếng Tây Ban Nha và được thông dịch viên chuyển ngữ cùng một lúc. Chưa có một bài giảng nào của giáo hoàng được vổ tay nhiều như ở đây. Sau hiệp lễ và trước khi ban phép lành kết lễ, ngài còn ứng khẩu một lời nguyện nữa. Thế nhưng, trước khi mở đầu bài giảng ứng khẩu bằng tiếng Tây Ban Nha, ngài đã xin phép cộng đồng phụng vụ bấy giờ bằng tiếng Anh như sau:

 
“Nếu anh chị em cho phép, tôi muốn nói với anh chị em bằng tiếng Tây Ban Nha. Tôi có một thông dịch viên đây, một thông dịch viên giỏi. Tôi có được phép làm như thế chăng? Được không? [Vỗ tay] Xin cám ơn anh chị em rất nhiều

 

Giảng lễ sáng Thứ Bảy 17/1/2015 tại Phi Trường Quốc Tế Tacloban, vùng bị Bão Haiyan / Hải Yến 

 
“Khi tôi ở Rôma chứng kiến thấy tai họa này tôi cảm thấy rằng tôi cần phải ở nơi đây [Vỗ tay]. 
Đó là lúc tôi quyết định tới đây [Vỗ tay]. Tôi đã muốn tới đây với anh chị em. 
Anh chị em có thể bảo tôi rằng tôi đã đến hơi trễ; đúng là như thế, những này tôi đây! [Vỗ tay] 

Trong bài đọc thứ nhất, chúng ta đã nghe thấy rằng chúng ta có một vị tư tế cao cả có thể cảm thương với nỗi yếu hèn của chúng ta, Đấng đã bị thử thách trăm chiều như chúng ta… (xem Do Thái 4:15). Chúa Giêsu là Đấng như chúng ta. Chúa Giêsu đã sống như chúng ta sống. 

 
Người giống như chúng ta trong hết mọi sự. Trong hết mọi sự ngoại trừ tội lỗi, vì Người không phải là một tội nhân. Thế nhưng thậm chí Người còn quá hơn chúng ta nữa, Người đã mang lấy tội lỗi của chúng ta. Người đã trở thành tội lỗi! Đó là những gì Thánh Phaolô nói với chúng ta, và đó là những gì Người đã quá biết như vậyChúa Giêsu bao giờ cũng đi trước chúng ta; khi chúng ta cảm thấy bất cứ thập giá nào thì Người đã ở đó trước chúng ta rồi
Nếu hôm nay tất cả chúng ta qui tụ lại nơi đây, 14 tháng sau trận Bão Hải Yến, chính là vì chúng ta tin rằng chúng ta sẽ không bị thất vọng với đức tin của chúng ta, vì Chúa Giêsu đã ra đi trước chúng ta. Trong cuộc khổ nạn của mình, Người đã mang trên mình tất cả mọi sầu thương của chúng ta, và… Tôi muốn nói với anh chị em một điều riêng tư – khi tôi ở Rôma chứng kiến thấy tai họa này tôi cảm thấy rằng tôi cần phải ở nơi đây [Vỗ tayĐó là lúc tôi quyết định tới đây [Vỗ tay]Tôi đã muốn tới đây với anh chị em. Anh chị em có thể bảo tôi rằng tôi đã đến hơi trễ; đúng là như thế, những này tôi đây! [Vỗ tay
Tôi ở đây để nói với anh chị em rằng Đức Giêsu là Chúa; Chúa Giêsu không làm chán nản thất vọng. Ai đó trong anh chị em có thể nói với tôi rằng: “Thưa cha, Người đã làm cho con thất vọng vì con đã mất nhà cửa, mất hết mọi sự con có, tôi cảm thấy chán ngán”. Những gì anh chị em nói là đúng và tôi tôn trọng những cảm giác của anh chị em, thế nhưng tôi vẫn thấy Người ở đó, bị đóng đinh vào thập giá, và từ đó, Người không làm cho chúng ta thất vọng [Vỗ tay]. Người là vị Chúa tự hiến trên ngai tòa ấy, và ở đó Người đã cảm nghiệm được tất cả mọi tai ương hoạn nạn chúng ta trải qua. Đức Giêsu là Chúa! Và Người là Chúa từ trên thập giá, Người hiển trị trên thập giá. Đó là lý do tại sao, như chúng ta đã nghe ở bài đọc thứ nhất, Người là Đấng có thể cảm thương chúng ta: Người đã trở nên như chúng ta mọi đàng. Vậy chúng ta có một vị Chúa có thể khóc với chúng ta, Đấng có thể ở bên cạnh chúng ta qua những giây phút khốn khó nhất của cuộc đời.
Rất nhiều người trong anh chị em đã mất tất cả mọi sự. Tôi không biết phải nói với anh chị em gì đây. Nhưng tôi thực sự là biết những gì tôi cần nói với anh chị em! Rất nhiều anh chị em đã mất đi các phần tử trong gia đình của mình. Tôi chỉ có thể thinh lặng; tôi chỉ biết chân thành im lặng thông cảm với anh chị em…
Nhiều anh chị em đã nhìn lên Chúa Giêsu mà hỏi: Chúa ơi, tại sao vậy? Với tấm lòng của mình Chúa trả lời cùng mỗi một người trong anh chị em. Tôi không còn lời nào để nói với anh chị em. Chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu: Người là Chúa, và Người cảm thông với chúng ta, vì Người đã nếm trải tất cả mọi trục trặc chúng ta cảm nghiệm thấy. 
Cùng với Người, ở dưới chân thập giá, có Mẹ của Người. Chúng ta như đứa con đứng ở đó, một đứa con, có những lúc sầu thương và đau đớn, có những lúc chúng ta chẳng hiểu gì, có những lúc chúng ta muốn nổi loạn, chỉ có thể vươn mình ra nắm lấy tà áo của Mẹ mà than: “Mẹ ơi!”. Như một đứa con nhỏ run rẩy nói: “Mẹ ơi”. Có lẽ đó là lời duy nhất có thể bày tỏ tất cả mọi cảm giác chúng ta có trong những lúc tối tăm ấy: Mẹ ơi!
Chúng ta hãy thầm lặng một giây lát và nhìn lên Chúa. Người có thể thông cảm với chúng ta, vì Người đã trải qua tất cả những điều ấy. Và chúng ta hãy nhìn lên Mẹ của chúng ta, rồi như một đứa con nhỏ, chúng ta hãy nhào đến nắm lấy vạt áo của Mẹ mà thưa cùng Mẹ bằng cõi lòng của mình rằng: “Mẹ ơi”. Chúng ta hãy nguyện lời cầu này trong thinh lặng; mọi người hãy nguyện lời cầu ấy bằng bất cứ cách thức cảm nhận nào của mình… [thinh lặng].
Chúng ta không lẻ loi cô độc một mình; chúng ta đã có một Người Mẹ; chúng ta có Chúa Giêsu, vị sư huynh của chúng ta. Chúng ta không lẻ loi cô độc một mình. Và chúng ta cũng có nhiều anh chị em, khi mà tai họa xẩy ra, đã đến trợ giúp chúng ta. Chúng ta cũng cảm thấy như những người anh chị em bất cứ khi nào chúng ta giúp đáp nhau, bất cứ khi nào chúng ta giúp đỡ nhau.
Đó là tất cả những gì tôi cảm thấy cần phải nói với anh chị em. Xin tha thứ cho tôi nếu tôi không còn lời nào khác. Thế nhưng hãy tin tưởng rằng Chúa Giêsu không làm cho chúng ta thất vọng; hãy tin rằng tình yêu thương và lòng êm ái dịu dàng của Người Mẹ chúng ta không làm cho chúng ta chán ngán. Hãy gắn bó với Mẹ như những người con trai con gái bằng sức mạnh được Chúa Giêsu là người anh của chúng ta ban cho chúng ta, giờ đây chúng ta hãy tiến bước. Như những người anh chị em với nhau, chúng ta hãy tiếp tục cuộc hành trình. 
Xin cám ơn anh chị em! (bằng Anh ngữ)

(Sau Hiệp Lễ và trước khi ban phép lành kết lễ)

Chúng ta vừa cử hành cuộc khổ nạn, tử giá và phục sinh của Chúa Kitô.

Chúa Giêsu đã đi trước chúng ta trong cuộc hành trình này và Người ở với chúng ta bất cứ khi nào chúng ta qui tụ lại nguyện cầu và cử hành.

Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa đang ở với chúng con hôm nay đây. Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa chia sẻ với những nỗi sầu khổ của chúng con. Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa ban cho chúng con niềm hy vọng. Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì tình thương cao cả của Chúa. Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa đã muốn trở nên giống như từng người chúng con. Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa luôn ở gần với chúng con ngay cả lúc chúng con vác thập giá của chúng con. Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa ban cho chúng con niềm hy vọng. Lạy Chúa, chớ gì không ai lám cho chúng con mất đi niềm hy vọng! Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì trong lúc tối tăm nhất trong cuộc đời của Chúa trên thập tự giá, Chúa đã nghĩ đến chúng con và Chúa đã trối lại cho chúng con một người mẹ, mẹ của Chúa. Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa vì Chúa không bỏ chúng con mồ côi!

 

Phụ thêm:

Tuy biết rằng cơn bão Amang sắp xẩy ra, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn cố gắng gặp gỡ dân chúng sau Thánh Lễ, và còn quyết định đến thăm tiêu biểu một ngôi nhà của một người đánh cá bị hủy hoại bởi bão tố. Ngài đã gặp gỡ gia đình này và chúc lành cho con cái của họ. Sau đó ngài mau chóng về Tòa TGM Palo để ăn trưa với một nhóm 30 gia đình nạn nhân của Bão Hải Yến. Ngài đã lắng nghe truyện họ kể và ôm lấy họ. Còn Trung Tâm Giáo Hoàng Phanxicô cho Người Nghèo thì ngài chỉ dừng lại và ban phép lành cho cơ sở này từ giáo hoàng xa của ngài, không vào bên trong, vì các phần tử an ninh đang lo liệu mọi sự làm sao để tyránh cơn bão sắp đến nơi. 

Nơi dừng chân cuối cùng ở đây là vương cung thánh đường, chỗ mà ngài theo dự tính sẽ ban huấn từ cho các vị giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và gia đình của các người còn sống sót. Nhưng khi đến nơi thì ngài chỉ còn mấy phút để ban phép lành cho dân chúng và xin vỗ tay mừng ngày sinh nhật 60 tuổi của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh là Pietro Parolin. Ngài nói với dân chúng rằng: “Thời tiết không được tốt, tôi xin lỗi không thể ở với anh chị em lâu hơn…” 

Ngài ngỏ lời vắn tắt cùng các vị giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân sống sót như thế này:“Tôi phải nói với anh chị em điều làm tôi cảm thấy không được vui, ở chỗ các thứ đã được sắp xếp là máy bay rời đây vào lúc 5 giờ chiều. Nhưng có một cơn bảo cấp 2 hay trận bão đang xẩy ra quanh chúng ta mà viên phi công của chiếc máy bay thúc giục chúng tôi phải rời vào lúc 1 giờ chiều. Chúng tôi chỉ còn đủ giờ để lên máy bay vì dự báo thời tiết nói rằng sau 1 giờ tình hình sẽ nguy tệ hơn. Bởi vậy tôi xin lỗi tất cả anh chị em. Tôi rất tiếc về điều này vì tôi đã sửa soạn một điều đặc biệt cho anh chị em. Chúng ta hãy phó mọi sự trong tay Đức Mẹ, vì giờ đây tôi cần phải đi”.

 

Cũng may Đức Thánh Cha và phái đoàn tùy tùng của Tòa Thánh cùng phái đoàn phóng viên ký giả tháp tùng đã rời địa điểm ngay sau 1 giờ trưa để tránh trận bão Amang được tiên báo kéo đến vào lúc 3 giờ chiều. Bởi vì, phái đoàn của chính quyền rời địa điểm này sau ngài hơn 1 tiếng đã gặp nạn, khi chiếc phản lực cơ The Global Express của họ đã bị trượt bánh xe phía trước và bị một cơn gió mạnh đẩy cả chiếc phản lực ra khỏi phi đạo. May mắn không có ai bị tai nạn, nhưng một nữ tình nguyện viên bị thiệt mạng vị bị đè sập xuống bởi gió mạnh. 

Đức Thánh Cha đã an toàn về lại Manila vào lúc 3 giờ chiều, và nghỉ ở Tòa Khâm Sứ.

 


(Sau đây là nguyên văn bài giảng ngài đã soạn dọn nh
ưng ngài đã không sử dụng mà là giảng buông)

What words of consolation we have just heard! Once again, we have been told that Jesus Christ is the Son of God, our Savior, our high priest who brings us mercy, grace and help in all our needs (cf. Heb 4:14-16). He heals our wounds, he forgives our sins, and he calls us, as he did Saint Matthew (cf. Mk 2:14), to be his disciples. Let us praise him for his love, his mercy and his compassion. Let us praise our great God!

I thank the Lord Jesus that we can be together this morning. I have come to be with you, in this city which was ravaged by Typhoon Yolanda fourteen months ago. I bring to you the love of a father, the prayers of the entire Church, the promise that you are not forgotten as you continue to rebuild. Here, the strongest storm ever recorded on earth was overcome by the strongest force in the universe: God’s love. We are here this morning to bear witness to that love, to its power to transform death and destruction into life and community. Christ’s resurrection, which we celebrate at this Mass, is our hope and a reality which we experience even now. We know that the resurrection comes only after the cross, the cross which you have borne with faith, dignity and God-given strength.

We come together above all to pray for those who died, those who are still missing and those who were injured. We lift up to God the souls of the dead, our mothers, fathers, sons and daughters, family, friends and neighbors. We can be confident that, in coming into the presence of God, they have encountered mercy and peace (cf. Heb 4:16). There remains much sadness because of their absence. For you who knew and loved them – and love them still – the pain of losing them is real. But let us look with the eyes of faith to the future. Our sadness is a seed which will one day bear fruit in the joy which our Lord has promised to those who trust in his words: “Blessed are you who mourn, for you will be comforted” (cf. Mt 5:4).

We have also come together this morning to give thanks to God for his help in time of need. God has been your strength in these very difficult months. There has been great loss of life, suffering, and destruction. Yet we are still able to gather and to thank him. We know that he cares for us, that in Jesus his Son, we have a high priest who is able to sympathize with us (cf. Heb 4:15), who suffers with us. God’s com-passion, his suffering with us, gives eternal meaning and value to our struggles. Your desire to thank him for every grace and blessing, even when you have lost so much, is not only a triumph of the resilience and strength of the Filipino people; it is also a sign of God’s goodness, his closeness, his tenderness, his saving power.

We also give thanks to Almighty God for so much that has been done to help, to rebuild, to assist in these months of unprecedented need. I think in the first place of those who welcomed and housed the great number of displaced families, elderly, and youth. How hard it is to flee one’s home and livelihood! We thank those who have taken care of the homeless, the orphaned and the destitute. Priests, and men and women religious, gave as much as they could. To those of you who housed and fed people seeking safety, in churches, convents, rectories, and who continue to assist those still struggling, I thank you. You are a credit to the Church. You are the pride of your nation. I personally thank each one of you. For whatever you did for the least of Christ’s brothers and sisters, you did for him (cf. Mt 25:41).

At this Mass we wish also to thank God for the good men and women who served as rescue and relief workers. We thank him for the many people around the world who generously gave of their time, money and goods. Countries, organizations and individuals across the globe put the needy first; it is an example that should be followed. I ask government leaders, international agencies, benefactors and people of goodwill not to give up. There is much that remains to be done. Though the headlines have changed, the needs continue.

Today’s first reading, from the Letter to the Hebrews, urges us to hold fast in our confession, to persevere in our faith, to draw near with confidence to the throne of God’s grace (cf. Heb 4:16). These words have a special resonance in this place. Amid great suffering you never ceased to confess the victory of the cross, the triumph of God’s love. You have seen the power of that love revealed in the generosity of so many people and in so many small miracles of goodness. But you have also seen, in the profiteering, the looting and the failed responses to this great human drama, so many tragic signs of the evil from which Christ came to save us. Let us pray that this, too, will lead us to greater trust in the power of God’s grace to overcome sin and selfishness. Let us pray in particular that it will make everyone more sensitive to the cry of our brothers and sisters in need. Let us pray that it will lead to a rejection of all forms of injustice and corruption which, by stealing from the poor, poison the very roots of society.

Dear brothers and sisters, throughout this ordeal you have felt the grace of God in a special way through the presence and loving care of the Blessed Virgin Mary, Our Lady of Perpetual Help. She is our Mother. May she help you to persevere in faith and hope, and to reach out to all in need. And with Saints Lorenzo Ruiz and Pedro Calungsod and all the saints, may she continue to implore God’s mercy and loving compassion for this country, and for all the beloved Filipino people. Amen.

 Ngày 4 – Thứ Sáu 16/1/2015

 

Với Chính Quyền Phi Luật Tân và Ngoại Giao Đoàn tại Dinh Tổng Thống – Thứ Sáu 16/1/2015

“Chớ gì những giá trị tinh thần sâu xa nhất của nhân dân Phi Luật Tân tiếp tục thể hiện nơi các nỗ lực của quí vị trong việc cung cấp cho đồng bào của mình sự phát triển nhân bản toàn vẹn”

(Video)

Quí Vị Tôn Nữ Tôn Nam,

Xin cám ơn Ngài Tổng Thống về việc đón tiếp tử tế và những lời chào mừng tốt đẹp của ngài thay cho những vị thẩm quyền và nhân dân Phi Luật Tân cũng như các phần tử đặc biệt trong Ngoại Giao Đoàn. Tôi hết lòng cám ơn việc ngài mi tôi đến thăm Phi Luật Tân.Chuyến viếng thăm của tôi trước hết có tính cách mục vụ. Chuyến viếng thăm này xẩy ra khi Giáo Hội ở xứ xở này đang sửa soạn mừng kỷ niệm 500 năm Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô được loan truyền lần đầu tiên trên các bờ biển nước nàySứ điệp Kitô giáo đã gây một ảnh hưởng lớn lao nơi nền văn hóa Phi Luật Tân. Tôi hy vọng rằng cuộc kỷ niệm quan trọng này sẽ dẫn đến việc nó tiếp tục sinh hoa kết trái và có thể tác động một xã hội xứng đáng với sự thiện hảo, giá trị và các khát vọng của nhân dân Phi Luật Tân. 

Chuyến viếng thăm này đặc biệt là để bày tỏ sự gắn bó của tôi với những người anh chị em đã chịu khổ đau, mất mát và tàn phá do Bão Yolanda gây ra. Cùng với nhiều người trên khắp thế giới, tôi muốn khen ngợi sức mạnh hào hùng, đức tin và khả năng phục hồi được rất nhiều người Phi Luật Tân cùng rất nhiều người khác đã tỏ ra trước thiên tai. những nhân đức này, xuất phát không ít từ niềm hy vọng và tình liên kết được thấm nhuần bởi đức tin Kitô giáo, đã làm bừng lên lòng nhân ái và quảng đại, nhất là về phần của rất nhiều giới trẻ. Trong thời điểm quốc gia khủng hoảng ấy, vô vàn con người ta đã ra tay trợ giúp tha nhân của mình đang gặp thiếu thốn. Họ thật là hy sinh cống hiến thời giờ và nguồn lợi của mình, tạo nên những cơ cấu tương trợ và hoạt động cho công ích.

Tấm gương đoàn kết trong việc tái thiết này dạy chúng ta một bài học quan trọng. Như là một gia đình, hết mọi xã hội đều lấy từ các nguồn lợi sâu xa nhất của mình để đương đầu với các thử thách mới. Ngày nay, những người Phi Luật Tân, cùng với nhiều xứ sở khác ở Á Châu, đang gặp thách đố trong việc xây dựng một xã hội tân tiến trên nền tảng vững chắc – một xã hội tôn trọng các giá trị nhân bản chân thực, bảo vệ phẩm giá và các quyền lợi phú bẩm của con người của chúng tavà sẵn sàng đương đầu với các vấn đề mới mẻ và phức tạp về chính trị và đạo lý. Như nhiều tiếng nói ở quốc gia của quí vị đã vang lên, giờ đây, hơn bao giờ hết, các vị lãnh đạo chính trị cần phải nổi bật về tính chất chân thành, thanh liêm và dấn thân cho công ích. Có thế họ mới giúp bảo trì những nguồn lợi phong phú về nhân bản và thiên nhiên được Thiên Chúa ban phúc cho xứ sở này. Như vậy họ có thể sử dụng các nguồn luân lý cần thiết để đương đầu với những đòi hỏi hiện thời, và để truyền đạt cho các thế hệ mai hậu một xã hội công chính chân thực, đoàn kết và bình an.  

Sự đòi hỏi về luân lý để bảo đảm công bình xã hội và tôn trọng nhân phẩm là những gì thiết yếu cho việc chiếm đạt những đích điểm này của quốc gia. Truyền thống thánh kinh cao cả này áp đặt trên tất cả mọi dân tộc nhiệm vụ cần phải lắng nghe tiếng nói của người nghèo. Nó kêu gọi chúng ta hãy phá vỡ những mối bất công và đán áp là những gì gây ra những gì là bất thăng bằng về xã hội có vẻ hào nhoáng nhưng thực sự là tệ hại. Việc cải cách các cơ cấu xã hội trường tồn nghèo khổ cùng loại trừ người nghèo trước hết đòi phải hoán cải tâm trí. Các vi Giám Mục Phi Luật Tân muốn năm nay được trở thành “Năm của Người Nghèo”. Tôi hy vọng rằng lời hiệu triệu ngôn sứ này sẽ là những gì thách đố hết mọi người, ở mọi tầng lớp, trong việc loại trừ hết mọi hình thức băng hoại lái các nguồn lợi xa khỏi người nghèo. Chớ gì lời hiệu triệu ấy cũng tác động các nỗ lực hòa hợp để bảo đảm việc bao gồm hết mọi con người nam nữ cùng trẻ em vào đời sống của cộng đồng.  

Dĩ nhiên vai trò trọng yếu trong vấn đề canh tân xã hội là ở nơi gia đình và đặc biệt ở nơi giới trẻCao điểm  cho chuyến viếng thăm của tôi sẽ là các cuộc gặp gỡ với các gia đình và giới trẻ ở Manila đây. Các gia đình có một sứ vụ bất khả châm chước trong xã hội. Chính ở trong gia đình mà con trẻ được huấn luyện về các thứ giá trị lành mạnh, các lý tưởng cao cả và biết thực sự quan tâm đến người khác. Thế nhưng, như tất cả mọi tặng ân khác của Thiên Chúa, gia đình cũng có thể bị méo mó và hủy hoại. Nó cần chúng ta hỗ trợ. Chúng ta biết khó khăn ra sao đối với các chế độ dân chủ của chúng ta ngày nay trong việc bảo trì và bênh vực các giá trị nhân bản nền tảng ấy liên quan đến việc tôn trọng phẩm giá bất khả vi phạm của từng người, tôn trọng các quyền lương tâm và tự do tôn giáo, tôn trọng quyền sống bất khả chuyển nhượng, bắt đầu từ sự sống của thai nhi đến sự sống của người già và yếu bệnh. Vì thế, các gia đình và các cộng đồng địa phương cần phải được khuyến khích và trợ giúp cho các nỗ lực của họ trong việc chuyển cho giới trẻ những thứ giá trị này cùng với nhãn quan có thể giúp mang lại một nền văn hóa toàn vẹn – một nền văn hóa tôn trọng sự thiện, sự thật, lòng trung thành và tình đoàn kết như là nền tảng vững chắc và là chất keo luân lý gắn chặt xã hội lại với nhau.  

Ngài Tổng Thống, các chư vị chính quyền, các bạn thân mến: 

Để bắt đầu chuyến viếng thăm của tôi ở xứ sở này, tôi không thể nào không để cập đến vai trò quan trọng của Phi Luật Tân trong việc nuôi dưỡng kiến thức và hợp tác giữa các xứ sở Á Châu. Tôi cũng muốn đề cập đến việc đóng góp bên lề nhưng thực sự của người Phi Luật Tân tha hương cho đời sống và phúc lợi của các xã hội họ sống. Theo đúng chiều hướng của cái gia sản phong phú về văn hóa và tôn giáo làm cho quí vị hãnh diễn mà tôi xin để lại cho quí vị một thách đố và lời phấn khích nguyện cầu. Chớ gì những giá trị tinh thần sâu xa nhất của nhân dân Phi Luật Tân tiếp tục thể hiện nơi các nỗ lực của quí vị trong việc cung cấp cho đồng bào của mình sự phát triển nhân bản toàn vẹn. Nhờ đó mỗi người mới có thể hoàn trọn khả năng của mình, hầu góp phần một cách khôn ngoan và tốt đẹp cho tương lai của xứ sở đây. Tôi tin rằng các nỗ lực đáng khen trong việc cổ võ đối thoại và hợp tác giữa các tín đồ thuộc những tôn giáo khác nhau sẽ gặt đươc hoa trái nơi việc theo đuổi đích điểm cao quí này. Tôi đặc biệt tin tưởng rằng việc tiến bộ được thực hiện trong việc mang lại hòa bình cho miền nam của xứ sở đây sẽ đạt được những giải quyết chính đáng hợp với các nguyên tắc nền tảng của quốc gia và tôn trọng các quyền lợi bất khả tương nhượng của mọi người, bao gồm cả thành phần thổ dân và các người tín đồ thiểu số.

Tôi thân ái xin phúc lành dồi dào của Thiên Chúa xuống trên quí vị cũng như trên tất cả mọi con người nam nữ cùng trẻ em của đất nước thân yêu này. 

 
Giảng Lễ ở Vương Cung Thánh Đường Mẹ Vô Nhiễm Manila cho các vị Giám Mục, giáo sĩ và tu sĩ – Thứ Sáu 16/1/2015
 
“Chúng ta làm thế nào để có thể loan báo cái quyền lực mới mẻ và giải thoát của Thánh Giá cho người khác, nếu chính chúng ta không chịu cho lời Chúa làm rung chuyển lòng tự mãn của chúng ta, nỗi sợ hải thay đổi của chúng ta, những thỏa hiệp nho nhỏ của chúng ta với đường lối thế gian, ‘cái trần tục thiêng liêng’ của chúng ta”

(Video)

“Con có yêu Thày không?” [cộng đồng tưởng ngài hỏi có yêu mến ngài không nên đã đồng thanh thưa: “Dạ có”]. Cám ơn anh chị em, nhưng đây tôi đang đọc lời của Chúa Giêsu! Chúa hỏi: “Con có yêu Thày không?… Hãy chăn dắt chiên của Thày” (Gioan 21:15-17). Những lời của Chúa Giêsu ngỏ cùng Thánh Phêrô trong Phúc Âm hôm nay là những lời đầu tiên tôi muốn ngỏ cùng anh chị em, hỡi chư huynh giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và các chủng sinh trẻ trung. Những lời này nhắc nhở chúng ta về một điều thiết yếu. Tất cả mọi thừa tác mục vụ đều được xuất phát từ tình yêuTất cả mọi thừa tác mục vụ đều được xuất phát từ tình yêu! Tất cả đời thánh hiến là dấu hiệu cho tình yêu hòa giải của Chúa Kitô. Như Thánh Thérèse, giữa tính chất khác nhau của các ơn gọi, mỗi người chúng ta đều được kêu gọi, một cách nào đó, trở thành tình yêu trong lòng của Giáo Hội

Tôi xin chào anh chị em bằng lòng cảm mến sâu xa. Tôi xin anh chị em mang lòng cảm mến của tôi đến cho tất cả mọi anh chị em già nua tuổi tác và yếu đau bệnh nạn của anh chị em, cũng như tất cả những ai không thể tham dự với chúng ta hôm nay đây. Vào lúc Giáo Hội ở Phi Luật Tân hướng đến cuộc mừng kỷ niệm 500 năm được truyền bá phúc âm hóa của mình, chúng ta cảm thấy biết ơn về di sản được truyền lại bởi rất nhiều vị giám mục, linh mục, tu sĩ của các thế hệ quá khứ. Họ tận tụy chuyên cần chẳng những rao giảng Phúc Âm và xây dựng Giáo Hội ở xứ sở này, mà còn hình thành một xã hội được tác động bởi sứ điệp của Phúc Âm về bác ái, thứ tha và đoàn kết trong việc phục vụ công ích. Hôm nay đây anh chị em tiếp tục công cuộc yêu thương này. Như họ, anh chị em được kêu gọi để dựng lên những chiếc cầu nối, để chăm nuôi đàn chiên của Chúa Kitô, và để dọn những con đường xinh tươi cho Phúc Âm ở Á Châu vào lúc rạng đông của một thời đại mới.

“Tình yêu của Chúa Kitô thúc đẩy tôi” (2Corinto 5:14). Trong bài đọc thứ nhất hôm nay, Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng tình yêu mà chúng ta được kêu gọi để loan truyền đó là một tình yêu hòa giải, tuôn chảy từ con tim của Đấng Cứu Thể tử giá. Chúng ta được kêu gọi làm “các vị khâm sai của Chúa Kitô” (2Corinto 5:20). Thừa tác vụ của chúng ta là thừa tác vụ hòa giải. Chúng ta loan báo Tin Mừng về tình yêu, tình thương và lòng cảm thương vô cùng của Thiên Chúa. Chúng ta loan báo niềm vui Phúc Âm. Vì Phúc Âm là lời hứa về ân sủng của Thiên Chúa, điều duy nhất có thể mang lại cho thế giới đổ vỡ của chúng ta những gì là toàn vẹn và chữa lành. Nó có thể tác động việc xây dựng một trật tự xã hội thực sự công chính và được cứu độ. 

Là khâm sai cho Chúa Kitô trước hết nghĩa là mời gọi hết mọi người đến với cuộc hội ngộ riêng tư mới mẻ với Chúa Giêsu (Tông Huấn Niềm vui Phúc Âm, 3). Cuộc hội ngộ riêng tư của chúng ta với Người. Lời mời gọi này cần phải là cốt lõi của việc anh chị em tưởng niệm nước Phi Luật Tân được truyền bá phúc âm hóa. Thế nhưng Phúc Âm cũng là một lời hiệu triệu hoán cải, lời hiệu triệu khảo sát lương tâm của chúng ta, với tư cách cá nhân cũng như với tư cách dân tộc. Như các vị Giám Mục Phi Luật Tân đã có lý dạy rằng Giáo Hội ở Phi Luật Tân được kêu gọi để nhìn nhận và chiến đấu với các căn nguyên gây ra tình trạng bất quân bình và bất công đâm rễ sâu xa làm hư hỏng bộ mặt của xã hội Phi Luật Tân, tức là phản lại với giáo huấn của Chúa Kitô. Phúc Âm kêu gọi các cá nhân Kitô hữu hãy sống đời sống chân thành, thanh liêm và quan tâm đến công ích. Thế nhưng nó cũng kêu gọi các cộng đồng Kitô hữu hãy kiến tạo “quần tụ liêm chính”, những cơ cấu đoàn kết có thể vươn dài mở rộng để bao bọc và biến đổi xã hội bằng chứng từ ngôn sứ của họ. 

Người nghèo. Người nghèo là trọng tâm của Phúc Âm, là cốt lõi của Phúc Âm, nếu chúng ta loại người nghèo khỏi Phúc Âm chúng ta không thể nào hiểu được tất cả sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô. Là khâm sai của Chúa Kitô, chúng ta, thành phần giám mục, linh mục, tu sĩ, cần phải là những người đầu tiên đón nhận ơn hòa giải của Người trong lòng của chúng ta. Thánh Phaolô đã làm sáng tỏ ý nghĩa của ân sủng này. Nghĩa là từ bỏ các quan điểm trần tục và thấy mọi sự mới mẻ trong ánh sáng của Chúa Kitô. Nghĩa là trở thành những người đầu tiên trong việc khảo sát lương tâm của chúng ta, nhìn nhận những thiếu sót và tội lỗi của chúng ta, và theo đuổi con đường liên lỉ hoán cải, hằng ngày hoán cải. Chúng ta làm thế nào để có thể loan báo cái quyền lực mới mẻ và giải thoát của Thánh Giá cho người khác, nếu chính chúng ta không chịu cho lời Chúa làm rung chuyển lòng tự mãn của chúng ta, nỗi sợ hải thay đổi của chúng ta, những thỏa hiệp nho nhỏ của chúng ta với đường lối thế gian, “cái trần tục thiêng liêng” của chúng ta (xem Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, 93)?

Đối với chúng ta là thành phần linh mục và tận hiến, việc hoán cải theo tính chất mới mẻ của Phúc Âm bao gồm việc hằng ngày gặp gỡ Chúa trong nguyện cầu. Các thánh dạy chúng ta rằng đó là nguồn mạch của tất cả nhiệt tình tông đồ! Đối với thành phần tu sĩ, sống tính chất mới mẻ của Phúc Âm còn có nghĩa là hằng tìm kiếm trong đời sống cộng đồng và tông đồ cộng đồng niềm phấn chấn cho mối hiệp nhất thân mật hơn với Chúa trong đức ái trọn hảo. Đối với tất cả chúng ta, có nghĩa là sống đời phản ảnh đức khó nghèo của Chúa Kitô, Đấng cả đời chỉ chuyên chú làm theo ý của Cha và phục vụ người khác. Dĩ nhiên, cái nguy hiểm to lớn ở đây đó là một thứ chủ nghĩa vật chất có thể thâm nhập vào đời sống của chúng ta và gây hại cho chứng từ của chúng ta. Chỉ khi nào chính chúng ta trở nên nghèo khó, chính chúng ta trở nên nghèo khó, bằng việc tước lột lòng tự mãn, chúng ta mới có thể đồng hóa với những người anh chị em hèn mọn nhất của chúng ta. Chúng ta sẽ thấy các sự vật bằng một ánh sáng mới, nhờ đó đáp ứng một cách chân thành và trọn vẹn với thách đố loan truyền tính chất sâu đậm của Phúc Âm trong một xã hội càng ngày càng thoải mái với việc loại trừ xã hội, với việc phân cực hóa và với tình trạng bất quân bình tệ hại. 

Đến đây tôi muốn nói ngỏ lời đặc biệt với các linh mục, tu sĩ và chủng sinh trẻ giữa chúng ta đây. Tôi xin các bạn hãy chia sẻ niềm vui và nhiệt tình của tình các bạn yêu Chúa Kitô và Giáo Hội cho hết mọi người, nhất là cho bạn bè của các bạn. Hãy có mặt với giới trẻ là thành phần có thể bị lầm lẫn và chán nản, tuy nhiên hãy tiếp tục coi Giáo Hội như bạn của mình trong cuộc hành trình và như là nguồn hy vọng. Hãy có mặt với những ai, sống giữa một xã hội đầy những nghèo khổ và băng hoại, bị tan nát tâm hồn, có khuynh hướng thoái lui, bỏ học đường và sống đời hè phố. Hãy loan báo vẻ đẹp và sự thật của sứ điệp Kitô giáo cho một xã hội đang có xu hướng bị lầm lẫn về việc trình bày tính dục, hôn nhân và gia đình. Như các bạn biết, những thực tại này đang gia tăng trước cuộc tấn công của các quyền lực dũng mãnh đe dọa làm méo mó dự án tạo dựng của Thiên Chúa và phản lại chính các giá trị đã từng tác động và hình thành tất cả những gì là tốt đẹp nhất nơi văn hóa của các bạn. 

Thật vậy, nền văn hóa Phi Luật Tân đã được khuôn đúc bởi khả năng sáng tạo của đức tin.Dân chúng Phi Luật Tân khắp nơi được biết đến ở tình yêu của họ đối với Thiên Chúa, lòng đạo đức sốt sắng của họ và lòng tha thiết tôn sùng Đức Mẹ cùng kinh mân côi của mẹ; tình họ mến yêu Thiên Chúa, lòng đạo đức sốt sắng của họ và lòng thiết tha tôn sùng Đức Mẹ cùng kinh mân côi của Mẹ! Cái gia sản lớn lao này chất chứa một khả năng truyền giáo tiềm tàng. Nó là đường lối nhờ đó nhân dân của các bạn đã hội nhập hóa Phúc Âm và tiếp tục gắn bó với sứ điệp Phúc Âm (xem Tông Huấn Niền Vui Phúc Âm, 122). Trong nỗ lực của các bạn trong việc sửa soạn cho trăm năm thứ năm này, hãy xây dựng trên nền tảng vững chắc ấy. 

Chúa Kitô đã chết cho tất cả mọi người để, chết trong Người, chúng ta không còn sống cho bản thân mình nữa mà là cho Người (xem 2Corinto 5:15). Quí huynh giám mục, linh mục và tu sĩ thân mến: Tôi xin Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, chuyển cầu cho tất cả anh chị em một trào đổ nhiệt tình, nhờ đó anh chị em có thể dấn thân phục vụ một cách vô vị kỷ những người anh chị em của chúng ta. Nhờ đó, tình yêu hòa giải của Chúa Kitô có thể thấm nhập trọn vẹn hơn nữa vào cơ cấu xã hội Phi Luật Tân, và qua anh chị em, vươn tới những nơi xa xôi nhất trên thế giới này. Amen. 

Phụ chú:

Khi đến vương cung thánh đường Mẹ Vô Nhiễm để dâng lễ thì Đức Thánh Cha Phanxicô được đón chào bởi một nhóm trẻ em mặc đồng phục vệ binh Thụy Sĩ ở Rôma.

Đức Thánh Cha đã rời vương cung thánh đường bằng một chiếc xe mầu đen nho nhỏ đơn sơ. Ở bên ngoài, ngay trước khi ngài rời đó, ngài đã gặp một nhóm 300 trẻ em nghèo được đưa từ các hè phố về trung tâm Anak-Tnk được thành lập vào năm 1988 bởi 1 vị linh mục Dòng Tên, nhờ đó các em được thoát khỏi bị hiếp dâm và nghiện hút. Vào tháng 9/2014, Đức Hồng Y TGM Manila là Luis Antonio Tagle đã gửi cho Đức Giáo Hoàng hằng ngàn bức thư của trẻ em bụi đời, kèm theo cả video, để xin ngài ghé thăm các em. Ngài đã chấp nhận, cho dù việc ghé thăm này không chính thức có trong chương trình tông du của ngài.

 

Trong cuộc gặp gỡ bất ngờ xẩy ra ở trên một cái sân này nhiều em đã ôm lấy Đức Thánh Cha và tặng cho ngài những món quà nho nhỏ. Trong cuộc gặp gỡ với các gia đình ở Mall of Asia Arena sau đó, ngài đã cho biết rằng ngài “rất cảm động” khi gặp gỡ các em và ca ngợi công việc của trung tâm chăm sóc các trẻ em bụi đời Anak-Tnk.

 

 

Ngày 3 – Thứ Năm 15/1/2015

 Dẫn nhập:

 Trước khi rời Tích LanĐức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một sứ điệp cho vị tổng thống tân cử Tích Lan để cám ơn ông và nhân dân Tích Lan đã tiếp đón ngài. Sau Thánh Lễ riêng cử hành tại Tòa Khâm Sứ ở thủ đô Colombo, ngài đã ra thẳng phi trường, nhưng ngài đã ghé qua một Nguyện Đường dâng kính Đức Mẹ Lanka ở Viện Văn Hóa Biển Đức XVI. Ngài đã được 10 vị linh mục dòng tên ở đây nghênh đón, cùng với các người đánh cá, trong đó nhiều người đã góp phần xây dựng trung tâm này.  

Sau 6 giờ bay từ Tích Lan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Căn Cứ Không Quân Villamor Phi Luật Tân vào lúc 6 giờ 35 chiều giờ địa phương. Dân chúng ca hát và nhẩy múa nghênh đón ngài khi ngài xuống khỏi máy bay. Ngài tất nhiên còn được nghênh đón bởi chính tổng thống Benigno Aquino III cùng với các vị giám mục, bao gồm cả Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, TGM Manila. 

Con đường dài 9 cây số, từ phi trường về tòa khâm sứ, đầy những người đứng hai bên nghênh đón vị chủ chiên tối cao của Giáo Hội Công Giáo trên chiếc giáo hoàng xa của ngài. Ngày mai ngài sẽ đến Dinh Tổng Thống ở Manila để chính quyền chào mừng, sau đó ngài gặp riêng tổng thống, rồi họp với thành phần chính quyền và ngoại giao đoàn.

Trên chuyến bay từ Tích Lan sang Phi Luật Tân, ngài đã dành giờ trả lời cuộc phỏng vấn của thành phần truyền thông tháp tùng ngài, như được chuyển dịch như sau

 
ĐTC Phanxicô: Trả Lời Phỏng Vấn trên máy bay từ Tích Lan sang Phi Luật Tân ngày Thứ Năm 15/1/2015

Nhân quyền và liên tôn – hòa bình, hòa giải và hòa hợp

 

Quyền Tự Do Ngôn Luận và Quyền Tự Do Tôn Giáo
Tôi nghĩ rằng cả quyền tự do ngôn luận và quyền tự do tôn giáo đều là những quyền cốt yếu của con ngườiChúng ta hãy thẳng thắn nói đến chuyện Paris. Một điều chân thật đó là mỗi người có quyền tự do sống đạo của mình mà không phạm đến người khác. Đó là những gì tất cả chúng ta đều mong muốn. Sau nữa, việc xúc phạm hay gây chiến, việc sát hại nhân danh tôn giáo của mình, nhân danh Thiên Chúa, là những gì không đúng. Chúng ta bị chấn động về những gì đang xẩy ra, nhưng chúng ta hãy nghĩ về lịch sử của chúng ta, biết bao nhiêu là chiến tranh tôn giáo đã xẩy ra! Hãy nghĩ đến cuộc tàn sát của Thánh Bartholomew (xin xem biệt chú ở cuối câu trả lời này của người dịch). Quí vị thấy đó, chúng ta cũng phạm những tội như thế, nhưng việc sát hại nhân danh Thiên Chúa là không đúng, nó là những gì lầm lạc. Tôn giáo cần phải được tự do hành đạo nhưng đừng gây xúc phạm.
Về quyền tự do ngôn luận: mỗi người chẳng những có quyền tự do và quyền nói những gì họ nghĩ có lợi cho công ích, họ còn có nhiệm vụ làm như thế nữa. Nếu một phần tử thuộc cơ quan lập pháp mà không nói những gì họ nghĩ là đường lối đúng cần phải theo là họ không mang lại lợi ích cho công ích. Bởi vậy người ta cần phải có quyền tự do này, nhưng họ không được gây xúc phạm, vìthật sự là sai lầm khi phản ứng một cách bạo động, chẳng hạn ông Gasbarri là người bạn xỉ nhục mẹ của tôi tức là ông ấy muốn nhận được một cú đấm. Việc khiêu khích và xỉ nhục niềm tin của người khác là những gì không đúng. Ở một trong những bài nói của mình, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đã nói về cái tâm thức hậu thực chứng này, về một khoa siêu hình học hậu thực chứng khiến dân chúng tin rằng các tôn giáo hay những việc bày tỏ tôn giáo là một thứ văn hóa tụt hậu. Chúng được chấp nhận đấy nhưng chúng bị giảm thiểu hóa, chúng không thuộc về một thứ văn hóa của minh tri. Đó là di sản của thời minh tri. Bởi vậy mà nhiều người lên tiếng chỉ trích, chế diễu và nhạo báng các tôn giáo của người khác. Họ tỏ ra châm chọc và làm như thế họ có thể bị một thứ phản ứng mà ông Gasbarri có thể bị vì ông ta đã nói điều xấu về mẹ của tôi. Cần phải có giới hạn. Tôn giáo nào cũng có thế giá của mìnhTôi không thể nào chế nhạo một tôn giáo tỏ ra tôn trọng sự sống con người và cá vị con người. Tôi sử dụng thí dụ về những giới hạn này để cho thấy rằng quyền tự do ngôn luận có giới hạn của nó, như trong thí dụ tôi đã nêu lên về mẹ của tôi. 
(Biệt chú của người dịch: “cuộc tàn sát của Thánh Bartholomew” được ĐTC Phanxicô trưng dẫn trong câu trả lời trên đây đã xẩy ra vào năm 1572 ở trong thời kỳ Chiến Tranh Tôn Giáo Pháp Quốc nhắm vào những người Huguenot là tín hữu Tin Lành thuộc Giáo Phái Calvin ở Pháp. Cuộc tàn sát này được cho là âm mưu của bà mẹ vua Charles IX là Catherine de Medici, xẩy ra vào đêm áp lễ Thánh Tông Đồ Bartholomew Tông Đồ, 23 rạng 24 tháng 8. Cuộc tàn sát này xẩy ra 5 ngày sau đám cưới của người chị em vua là Margaret với Henry III theo Tin Lành ở Navarre, một đám cưới vì thế đã qui tụ rất đông đảo thành phần giầu sang và tiếng tăm của người Huguenot. Hai ngày trước khi cuộc thảm sát xẩy ra, vua đã ra lệnh giết chết hết các lãnh tụ của người Huguenot đã. Kết quả là theo lệnh tàn sát của vua Pháp bấy giờ, con số đã bị sát hại được ước lượng từ 5 ngàn đến 30 ngàn người. Cuộc tàn sát này đã được mệnh danh là tệ nhất trong các cuộc tàn sát về tôn giáo của thế kỷ, khiến anh chị em Tin Lành có một ấn tượng không thể phai nhòa về Công Giáo là một tôn giáo khát máu và xảo trá. Tất nhiên không thể vơ đũa cả nắm, nhưng vẫn không thể thoát được hậu quả của “một con sâu làm rầu nồi canh”. Vị biến cố đang xẩy ra ở Pháp nên Đức Thánh Cha Phanxicô đã lấy ngay một thí dụ điển hình đã xẩy ra trong lịch sử Pháp. Nếu người Pháp còn nhớ những ấn tượng xấu này có thể sẽ tác hành khác hơn chăng! Mở đầu Mùa Chay Đại Năm Thánh 2000, ngày 13/2, ĐTC GPII đã đại diện cho Giáo Hội hoàn vũ công khai lên tiếng xin lỗi về những gì con cái của Giáo Hội xúc phạm đến những ai khác ngoài Giáo Hội, và đồng thời cũng tha thứ cho những ai phạm đến Giáo Hội trong giòng lịch sử).
Vấn đề an toàn của tôi ư? Tôi quan tâm về sự an toàn của tín hữu
Cách hay nhất để ứng phó với các thứ đe dọa đó là ứng phó một cách ôn hòa, tỏ ra ôn hòa, khiêm tốn, từ ái, không hung hăng. Tôi thực sự quan tâm đến thành phần tín hữu, tôi đã nói với ban an ninh Vatican về vấn đề này: Ông Giani cũng có mặt trên chuyến bay này và là người chịu trách nhiệm về điều ấy, ông đã theo dõi kỹ lưỡng. Tôi rất quan tâm về vấn đề ấy. Thế nhưng các bạn biết rằng tôi có một yếu điểm, tôi rất ư là coi thường. Đôi khi tôi tự hỏi mình rằng: nếu chẳng may nó xẩy ra cho tôi thì sao? Tôi chỉ xin Chúa ơn đừng để tôi bị hại vì tôi không can đảm trước đớn đau, tôi cảm thấy rất sợ.

Các cảm tử quân và trẻ em

Có thể là tôi bất kính, thế nhưng tôi muốn nói rằng ở đằng sau các cuộc tấn công tự sát đều có một yếu tố về tình trạng bất quân bình của con người, không biết có phải là một thứ bất quân bình về tâm thần hay chăng, nhưng là một thứ bất quân bình của con người. Có một cái gì đó bất ổn nơi con người này, con người bất quân bình trong đời sống của mình. Họ bỏ mạng sống của mình nhưng không bỏ mạng một cách tốt đẹp. Có rất nhiều người hoạt động, như các vị thừa sai chẳng hạn: họ hiến mạng sống của mình, nhưng là để xây dựng một điều gì đó. Những người tự sát tấn công thì lại thí mạng sống của mình để hủy diệt. Có một cái gì đó sai lạc ở đây. Tôi đã duyệt một luận án về thành phần cảm tử quân Nhật Bản được một phi công Alitalia viết. Tôi chỉnh lại phần về phương pháp nhưng hiện tượng này thì tôi hoàn toàn không hiểu gì, và nó chẳng những là một hiện tượng Đông phương mà còn dính dáng tới những thể chế chuyên chế độc tài hủy diệt sự sống hay hủy hoại khả thể của một tương lai. Thế nhưng, như tôi đã nói trước, đây không phải chỉ là một hiện tượng Đông phương. Về vấn đề sử dụng trẻ em trong các cuộc tấn công: các em được sử dụng ở mọi nơi cho rất nhiều điều, các em bị khai thác làm việc, bị sử dụng làm nô lệ và bị làm dụng tình dục. Mấy năm trước đây có một số nghị sĩ Á Căn Đình và tôi đã muốn tung ra một cuộc vận động ở những khách sạn sang nhất để tuyên bố rằng ở trong các khách sạn đó không được khai thác trẻ em để phục vụ khách du lịch, nhưng chúng tôi không thể thực hiện được… Có những lần thăm Đức quốc, đôi khi tôi lướt qua các bài viết nói về vấn đề du lịch tình dục ở các phần đất Đông Nam Á bao gồm cả trẻ em nữa. Trẻ em cũng được sử dụng trong các cuộc tấn công tự sát nữa. Tôi không dám nói thêm nữa. 

 

Một cuộc họp liên tôn khác ở Assisi

Có đề nghị là nên có một cuộc gặp gỡ liên tôn ở Assisi khác chống lại bạo lực. Tôi biết rằng có người đang làm việc này. Tôi đã nói với Đức Hồng Y Tauran và tôi biết nó là một vấn đề mà các tôn giáo khác cũng quan tâm nữa.  

 

Việc Đức Giáo Hoàng viếng thăm Chúa Phật giáo ở Tích Lan

Nhà sư coi ngôi chùa này đã làm sao đó để được chính quyền mời đến phi trường. Vị này cũng là người bạn tốt của Đức Hồng Y Ranjith và khi vị ấy chào tôi thì xin tôi đến viếng thăm ngôi chùa ấy. Tôi đã nói với đức hồng y nhưng không đủ giờ. Khi tới Tích Lan tôi đã phải hủy bỏ cuộc họp của tôi với các vị giám mục, vì tôi cảm thấy không được khỏe lắm, sau đoạn đường 29 cây số thì tôi cảm thấy bị kiệt sức. Hôm qua, khi từ Đền Thánh Mẫu Madhu về thì cơ hội đã tới. Tôi đã gọi điện thoại và tới đó. Ngôi chùa này còn giữ được hài tích hai người môn đệ của Phật tổ. Các hài tích này đã từng ở Anh quốc trước đây và các nhà sư đã tìm cách lấy lại. Nhà sư này đã đến phi trường và tôi đã đến thăm lại tại nhà. Thế nên, hôm qua, tôi đã thấy một điều tôi không bao giờ ngờ rằng tôi lại thấy được ở Madhu, đó là chẳng những tín hữu Công giáo có ở đó mà còn cả tín đồ Phât giáo, Hồi giáo và Ấn giáo nữa. Tất cả họ đều đến đó để nguyện cầu và họ nói rằng họ xin ơn ích. Trong thành phần dân chúng, thành phần không bao giờ sai quấy, có một cái gì đó liên kết họ lại với nhau, vànếu họ liên kết lại với nhau một cách tự nhiên như thế trong việc cùng nhau đến cầu nguyện ở một đền thánh Kitô giáo nhưng không chỉ cho Kitô giáo… thì tôi làm sao lại không thể đến ngôi chùa Phật giáo này chứ? Những gì đã xẩy ra ở Đền Thánh Mẫu Madhu đây rất là quan trọng, nó phản ảnh cái cảm quan về tính chất liên tôn được cảm nghiệm thấy ở Tích Lan. Có một số nhóm bảo thủ nhưng lại không đi với dân chúng, họ là thành phần thế giá về thần học… Người ta đã có lần nói rằng các tín đồ Phật giáo phải xuống hỏa ngục, cả những người Tin Lành nữa. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã được dạy rằng họ bị sa hỏa ngục. Tôi còn nhớ cảm nghiệm đầu tiên của tôi về vấn đề đại kết như thế này. Bấy giờ tôi mới có 4 hay 5 tuổi gì đó, và tôi đang đi theo bà của tôi là người đang dắt tay tôi. Bên kia lề đường có hai người đàn bà thuộc Salvation Army mang cái mũ họ không đội trên đầu kèm theo cái nơ: “Bà ơi họ có phải là nữ tu không?”, tôi hỏi. Bà tôi đáp lại rằng: “Không, họ là những người Tin Lành, nhưng họ là những người tốt!” Đó là lần đầu tiên tôi nghe thấy một người nói tốt về người thuộc tôn giáo khác với mình. Việc Giáo Hội tỏ ra tôn trọng các tôn giáo khác đã gia tăng rất nhiều. Công Đồng Chung Vaticanô II đã nói đến việc tôn trọng các thứ giá trị của họ. Lịch sử Giáo Hội đã có những thời kỳ tăm tối, chúng ta không được cảm thấy xấu hổ khi nói thế vì chúng ta còn đang hành trình. Tính chất liên tôn này là một tặng ân. 

 

Bức Thông Điệp mới

Tôi không biết con người ngược đãi thiên nhiên có hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình trạng thay đổi khí hậu hay chăng nhưng họ phải chịu trách nhiệm một phần lớn. Chúng ta đã chiếm được thiên nhiên, được mẹ Trái Đất, ở một mức độ nào đó. Một nông dân lão thành có lần đã nói với tôi rằng: Thiên Chúa bao giờ cũng thứ tha, đôi khi Ngài tha thứ cho con người nhưng Ngài không bao giờ tha cho thiên nhiên. Chúng ta đã khai thác nhiên nhiên quá nhiều. Tôi nhớ có nghe các vị giám mục ở Hội Nghị Giám Mục Châu Mỹ Latinh ở Aparecida (2007) nói về tình trạng phá rừng ở Amazon, tôi thực sự không hiểu nhiều mấy. Thế rồi 5 năm trước đây một ủy ban nhân quyền và tôi đã tung ra lời kêu gọi hãy ngừng lại dự án phá rừng khủng khiếp ở miền bắc Á Căn Đình. Bấy giờ chỉ có một thể chế thu hoạch duy nhất, đó là các nông gia biết rằng sau khi trồng trọt lúa được 3 năm thì họ cần phải thay đổi loại thu hoạch một năm để phục hồi đất đai. Ngày nay những cây đậu nành được trồng cấy cho tới khi đất bị tiêu hao đi. Nhân loại đã quá thải. May thay ngày nay nhiều người đang nói đến điều này và tôi muốn nhắc các bạn về người anh em yêu dấu của tôi là Thượng Phụ Bartholomew, vị đã viết nhiều về vấn đề này và tôi đã đọc nhiều về những gì ngài đã viết để soạn dọn cho bức thông điệp của tôi. Thần học gia Romano Guardini đã nói về một thứ “phi văn hóa – inculture” thứ hai, đó là khi mà các bạn chiếm hữu thiên nhiên bằng cách biến văn hóa thành “phi văn hóa”. Đức Hồng Y Turkson và toán làm việc với ngài đã trình bày bản thảo thứ nhất của bức thông điệp nàyTôi đã làm việc với bản thảo này và hiện nay tôi đã soạn bản thảo thứ ba để gửi cho Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, cho Quốc Vụ Khanh và vị thần học Giáo Hoàng Gia để họ có thể bảo đảm rằng tôi không nói những gì là vô nghĩaTôi sẽ giành ra cả một tuần lễ trong Tháng 3 để hoàn tất bức thông điệp này. Rồi nó sẽ được chuyển dịch nữa. Tôi nghĩ rằng nếu mọi sự xuôi thuận thì nó sẽ được ban hành cùng lắm vào khoảng tháng 6 tháng 7. Điều quan trọng đó là cần bảo đảm rằng có một khoảng thời gian giữa việc ban hành nó và cuộc họp về khí hậu ở Paris tới đây. Tôi cảm thấy thất vọng với cuộc hội nghị này vừa rồi ở Peru. Chúng ta hãy hy vọng sẽ thấy được một chút can trường hơn ở Paris. Tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề nữa cần phải bàn luận với các tôn giáo khác và cần có một thỏa thuận theo cảm nhận chung. Tôi đã nói về điều này với các vị đại diện tôn giáo khác và ít là có 2 thần học gia đã làm điều ấy: tuy nhiên, nó sẽ không phải là một tuyên ngôn chung, các cuộc họp với các tôn giáo sẽ xẩy ra sau. 

 

Các đề tài viếng thăm Phi Luật Tân

Thật là nguy hiểm khi giản lược hóa các sự ở đây nhưng cốt lõi của sứ điệp sẽ là người nghèo.Người nghèo là người muốn vươn lên, người nghèo là thành phần hứng chịu các hậu quả của Trận Bão Yolanda và vẫn còn chịu các hậu quả của nó, người nghèo là người có niềm tin tưởng và niềm hy vọng. Dân Chúa, thành phần người nghèo, thành phần người nghèo bị khai thác bởi những kẻ gây ra rất nhiều sự bất công về xã hội, tinh thần và đời sống. Ở Nhà Trọ Thánh Matta vào một ngày kia, những người Ethiopa đã cử hành và mời khoảng 50 nhân viên. Tôi có mặt ở đó với họ và tôi đã nhìn thấy những người Phi Luật Tân, những người đã lìa bỏ xứ sở của mình, cha mẹ của mình, con cái của mình để đến đây làm việc… thành phần người nghèoĐó là những gì sẽ được tập trung của chuyến viếng thăm đây.

 

Chân Lý và Hòa Giải ở Tích Lan

Tôi thực sự không biết các ủy ban về chân lý ở Tích Lan ra sao. Tôi quen với một ủy ban ở Á Căn Đình và tôi đã hỗ trợ nó vì nó hoạt động tốt đẹp. Tôi không thể nói gì chuyên biệt hơn nữa. Điều tôi có thể nói đó là tôi hỗ trợ tất cả mọi nỗ lực quân bình trong việc dễ dàng hóa sự thỏa thuận chung. Tôi đã nghe vị Tổng Thống Tích Lan nói điều này: Tôi không muốn nhận định của tôi được coi là một nhận định chính trị. Ông ấy đã nói với tôi rằng ông muốn đẩy mạnh công việc đang được thực hiện để cổ võ hòa bình và hòa giải. Đoạn ông đã đề cập đến một chữ khác nữa. Ông ấy nói rằng: sự hòa hợp cần phải được thiết lập nơi dân chúngSự hòa hợp còn hơn là hòa bình và hòa giải nữa, nó còn là một âm nhạc. Ông đã nói thêm rằng sự hòa hợp này sẽ mang lại cho chúng ta hạnh phúc và niềm vui. Điều ấy tác động tôi và tôi đã nói: ‘nghe thì hay đấy nhưng không dễ dàng gì!’ Ông đã trả lời: ‘Đúng thế, chúng ta cần phải đi vào lòng người‘. Điều ấy khiến tôi suy nghĩ trước khi tôi trả lời: chỉ có đi vào lòng người là thành phần biết được đâu là bất công và cái khốn khổ gây ra bởi độc tàiChỉ khi nào tiến vào lòng người chúng ta mới có thể tìm thấy những đường lối chính đáng bất thỏa hiệp. Những ủy ban về chân lý là một trong những yếu tố có thể giúp ở chỗ này, thế nhưng cũng còn có những yếu tố khác giúp chúng ta chiếm đạt hòa bình, hòa giải, hòa hợp và tiến vào lòng người. Tôi xin mượn những lời của Tổng Thống Tích Lan.  


 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch (kèm theo nhan đề và những chỗ nhấn mạnh tự ý)

http://vaticaninsider.lastampa.it/en/world-news/detail/articolo/francesco-filippine-38560/

 

Ngày 2 – Thứ Tư 14/1/2015

 

Bài Giảng Lễ Phong Hiển Thánh cho Chân Phước Joseph Vaz Thứ Tư 14/1/2015
 
“Bằng lời nói của ngài, quan trọng hơn nữa là bằng gương sống của mình, ngài đã dẫn nhân dân của xứ sở này đến một đức tin cống hiến cho chúng ta ‘một gia sản giữa tất cả mọi vị thánh của Thiên Chúa”‘
 
“Tận cùng trái đất sẽ được thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta” (Isaia 52:10)
 
Đó là lời tiên tri huy hoàng chúng ta đã nghe thấy trong bài đọc thứ nhất hôm nay. Tiên tri Isaia đã nói trước về việc rao giảng Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô cho đến tận cùng trái đất. Lời tiên tri này có một ý nghĩa đặc biệt đối với chúng ta, khi chúng ta cử hành cuộc tôn phong hiển thánh cho một vị đại thừa sai của Phúc Âm, đó là Thánh Joseph Vaz. Như muôn vàn các vị thừa sai khác trong lịch sử của Giáo Hội, ngài đã đáp lại lệnh truyền của Chúa Phục Sinh trong việc tuyển mộ môn đồ nơi mọi dân nước (xem Mathêu 28:19). Bằng lời nói của ngài, quan trọng hơn nữa là bằng gương sống của mình, ngài đã dẫn nhân dân của xứ sở này đến một đức tin cống hiến cho chúng ta “một gia sản giữa tất cả mọi vị thánh của Thiên Chúa” (xem Tông Vụ 20:32). 
Nơi Thánh Joseph chúng ta thấy một dấu hiệu mãnh liệt về lòng nhân lành và tình yêu thương của Thiên Chúa đối với dân chúng Sri Lanka. Thế nhưng, chúng ta cũng thấy nơi ngài một thứ thách đố trong việc kiên trì theo đường lối của Phúc Âm, trong việc chính mình gia tăng thánh đức, cũng như trong việc làm chứng cho sứ điệp hòa giải của Phúc Âm là những gì ngài đã cống hiến đời sống của mình. 
Là một linh mục Dòng Oratory ở bản xứ Goa của mình, Thánh Joseph Vaz đã đến xứ sở này bởi được tác động từ lòng nhiệt thành truyền giáo và từ lòng yêu thương cao cả đối với nhân dân của xứ sở đây. Vì xẩy ra cuộc bắt đạongài đã giả dạng thành một kẻ ăn xin,thi hành các nhiệm vụ linh mục của mình trong các cuộc họp mật với tín hữu, thường vào ban đêm. Những nỗ lực của ngài đã cống hiến sức mạnh thiêng liêng và luân lý cho dân Công giáo bị bao vây. Ngài có một ước vọng đặc biệt muốn phục vụ người yếu bệnh và khổ đau. Thừa tác vụ của ngài giành cho thành phần bệnh nhân được cảm nhận bởi vị vua ở Kandy trong cơn dịch đậu mùa, đến độ ngài đã được tự do hơn để phục vụ. Từ Kandy ngài đã có thể vươn tới các phần khác của hải đảo đây. Ngài đã một mình thực hiện việc truyền giáo và đã qua đời bởi kiệt sức vào độ tuổi 59, được tôn kính nhờ bởi thánh đức của ngài. 
Thánh Joseph Vaz tiếp tục là mẫu gương và là thày dạy vì nhiều lý do, thế nhưng tôi muốn tập trung vào 3 lý do. Thứ nhất, ngài là một vị linh mục gương mẫu. Ở đây hôm nay chúng ta thấy có nhiều linh mục và tu sĩ, cả nam lẫn nữ, những người, như Thánh Joseph Vaz, đã thánh hiến cho việc phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Tôi khuyến khích mỗi người trong anh chị em hãy nhìn vào Thánh Joseph như là một hướng dẫn viên bảo đảm. Ngài dạy chúng ta đi đến những vùng sâu vùng xa như thế nào, để làm cho Chúa Giêsu Kitô được mọi nơi nhận biết và yêu mến. Ngài cũng là gương mẫu của việc nhẫn nại chịu đựng vì Phúc Âm, gương mẫu tuân phục các vị bề trên của chúng ta, gương mẫu ưu ái chăm sóc cho Giáo Hội Chúa (xem Tông Vụ 20:28). Như chúng ta, Thánh Joseph Vaz đã sống trong một giai đoạn biến đổi nhanh chóng và sâu xa; tín hữu Công giáo là một thành phần thiểu số, và thường chia rẽ nội bộ; có những trường hợp bị thù oán, thậm chí bị bách hại từ bên ngoài. Thế mà,vì liên lỉ kết hiệp với vị Chúa tử giá trong nguyện cầu mà ngài đã có thể trở thành trước mắt mọi người hình ảnh sống động của tình thương và tình yêu hòa giải của Thiên Chúa
Thứ hai, Thánh Joseph cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc vượt trên những phân chia về đạo giáo để phục vụ hóa bình. Tình yêu nhất tâm của ngài đối với Thiên Chúa đã hướng ngài đến tình yêu tha nhân của mình; ngài phục vụ những ai thiếu thốn, bất cứ họ là ai và bất cứ họ ở đâu. Gương sống của ngài tiếp tục tác động Giáo Hội ở Tích Lan hôm nay đây. Giáo Hội này hoan hỉ và quảng đại phục vụ tất cả mọi phần tử trong xã hội. Giáo Hội đây cũng không phân biệt chủng tộc, niềm tin, bộ lạc, thân thế hay tôn giáo nơi việc phục vụ Giáo Hội cung cấp ở các học đường, nhà thương, bệnh xá và nhiều hoạt động bác ái khác của mình. Ngược lại, tất cả những gì Giáo Hội yêu cầu đó là tự do để thực thi sứ vụ của mình ấy. Tự do tôn giáo là một nhân quyền nồng cốt. Mỗi cá nhân cần phải được tự do, một mình hay liên kết với người khác, để tìm kiếm chân lý, và để công khai bày tỏ những niềm xác tín về đạo giáo của mình, không bị đe dọa và cưỡng bức từ bên ngoài.Như đời sống của Thánh Joseph Vaz dạy chúng ta, việc thực sự tôn thờ Thiên Chúa sinh hoa kết trái không phải ở nơi việc kỳ thị, ghen ghét và bạo lực, mà là nơi việc tôn trọng tính chất linh thánh của sự sống, tôn trọng phẩm giá và tự do của người khác, và yêu thương dấn thân cho phúc hạnh của tất cả mọi người. 
Sau hết, Thánh Joseph cống hiến cho chúng ta mẫu gương nhiệt thành truyền giáo. Mặc dù ngài đã đến Ceylon để phục vụ cộng đồng Công giáo, ngài cũng vươn tới hết mọi người theo đức ái phúc âm của mình. Bỏ lại nhà cửa, gia đình, tiện nghi của môi trường quen thuộc của mình, ngài đã đáp lại tiếng gọi lên đường để nói về Chúa Kitô ở bất cứ nơi đâu ngài được đưa tới. Thánh Joseph biết làm thế nào để cống hiến sự thật và sự mỹ của Phúc Âm trong một bối cảnh đa tôn giáo, một cách tôn trọng, tinh tế, kiên trì và khiêm tốn. Đó cũng là đường lối cho thánh phần môn đệ của Chúa Giêsu ngày nay. Chúng ta được kêu gọi lên đường với cùng một nhiệt tình, cùng một lòng can đảm của Thánh Joseph, nhưng đồng thời cũng cần phải có cùng một cảm quan tinh tế như của ngài, lòng tôn trọng người khác của ngài, lòng ước muốn chia sẻ với họ lời ân sủng (xem Tông Vụ 20:32) là những gì có quyền lực xây đắp họ. Chúng ta được kêu gọi trở thành các môn đệ thừa sai.
Anh chị em thân mến, tôi nguyện xin để, theo gương Thánh Joseph Vaz, Kitô hữu của xứ sở này được vững mạnh trong đức tin và thực hiện việc đóng góp lớn lao hơn nữa cho hòa bình, công lý và hòa giải ở xã hội Tích Lan. Đó là những gì Chúa Kitô muốn nơi anh chị em. Đó là những gì Thánh Joseph dạy anh chị em. Đó là những gì Giáo Hội cần đến anh chị em. Tôi gửi gấm tất cả anh chị em cho những lời nguyện cầu của vị tân thánh nhân của chúng ta, nhờ đó, hiệp với Giáo Hội khắp thế giới, anh chị em có thể hát một bài ca mới lên Chúa và loan truyền vinh hiển của Ngài cho đến tận cùng trái đất. Vì Chúa là Đấng cao cả và hết sức đáng chúc tụng (xem Thánh Vịnh 96:1-4). Amen. 
 

 

Bài Huấn Từ tại Đền Thánh Mẫu Madhu Thứ Tư 14/1/2015

“Hôm nay đây chúng ta cám ơn Mẹ vì Mẹ bảo vệ nhân dân Tích Lan khỏi rất nhiều nguy hiểm, quá khứ cũng như hiện tại… Như Mẹ không bao giờ rời xa Con Mẹ trên Thánh Giá thế nào thì Mẹ cũng chẳng bao giờ rời xa con cái Tích Lan khổ đau của Mẹ như vậy” . 

Anh Chị Em thân mến,

Chúng ta đang ở nơi nhà của Mẹ chúng ta. Ở nơi đây Mẹ đón nhận chúng ta vào nhà của Mẹ. Tại Đền Thánh Mẫu Madhu này mọi người hành hương đều cảm thấy như ở nhà của mình, vì tại nơi đây, Mẹ Maria mang chúng ta đến trước nhan Chúa Giêsu Con của Mẹ. Ở nơi đây, người dân Tamil cũng như Sinhalese, đến kính viếng như là các phần tử trong một gia đình duy nhất. Họ hiến dâng cho Mẹ Maria niềm vui nỗi buồn của họ, niềm hy vọng cùng với các nhu cầu của họ. Ở nơi đây, trong nhà của Mẹ, họ cảm thấy an toàn. Họ biết rằng Thiên Chúa là Đấng rất gần gũi với họ; họ cảm nhận được tình yêu thương của Ngài; họ nếm được tình thương dịu dàng của Ngài, tình thương êm ái của Thiên Chúa.

Có những gia đình ở đây hôm nay đã phải chịu đựng rất nhiều trong một cuộc xung đột lâu dài đã xé toạc tâm can của Tích Lan ra. Nhiều người, từ bắc xuống nam, đã bị sát hại trong cuộc bạo động kinh hoàng đẫm máu trong các năm tháng ấy. Không một người dân Tích Lan nào có thể quên được các biến cô thê thảm liên hệ tới chính nơi đây, hay có thể quên được cái ngày mà bức tượng đáng kính của Mẹ Maria, có ngay từ thời các Kitô hữu tiên khởi ở Tích Lan, bị lấy đi mất khỏi đền thánh này. 

Thế nhưng Đức Mẹ luôn ở lại với anh chị em. Mẹ là người mẹ của hết mọi ngôi nhà, của hết mọi gia đình thương đau, của tất cả những ai đang tìm cách quay về với cuộc sống an bình.Hôm nay đây chúng ta cám ơn Mẹ vì Mẹ bảo vệ nhân dân Tích Lan khỏi rất nhiều nguy hiểm, quá khứ cũng như hiện tại. Mẹ Maria không bao giờ quên con cái của Mẹ trên hải đảo rực rỡ này. Như Mẹ không bao giờ rời xa Con Mẹ trên Thánh Giá thế nào thì Mẹ cũng chẳng bao giờ rời xa con cái Tích Lan khổ đau của Mẹ như vậy

Hôm nay chúng ta muốn tạ ơn Đức Mẹ về sự hiện diện của Mẹ. Sau nhiều ghen ghét hận thù, bạo động và hủy hoại, chúng ta muốn cám ơn Mẹ về việc Mẹ tiếp tục mang Chúa Giêsu đến cho chúng ta, Đấng duy nhất có quyền năng chữa lành các vết thương nhức nhối và phục hồi an bình cho các cõi lòng tan nát. Thế nhưng chúng ta cũng muốn xin Mẹ cầu cho chúng ta được ân sủng của tình thương Thiên Chúa. Chúng ta cũng xin ơn biết đền tạ tội lỗi của chúng ta cũng như tất cả mọi sự dữ xẩy ra trên đất nước này. 

Không dễ gì làm được điều ấy. Tuy nhiên, chỉ khi nào chúng ta hiểu được, theo ý nghĩa của Thánh Giá, sự dữ chúng ta có thể gây ra, và thậm chí còn trở thành một phần của nó, chúng ta mới có thể cảm thấy thực sự hối hận và thực lòng thống hối. Chỉ cho tới lúc ấy chúng ta mới có thể lãnh nhận ân sủng để tiến đến với nhau một cách thực lòng hối lỗi mà tỏ bày và tìm kiếm thứ tha. Trong nỗ lực tha thứ và tìm kiếm bình an khó khăn này, Mẹ Maria luôn ở đây để phấn khích chúng ta, hướng dẫn chúng ta, dìu dắt chúng ta. Như Mẹ ở dưới cây Thánh Giá đã tha thứ cho những ai sát hại Con của Mẹ, rồi ôm ấy thi thể bất động của con Mẹ thế nào, thì giờ đây Mẹ cũng muốn dẫn dắt nhân dân Tích Lan đến mối hòa giải tốt đẹp hơn, nhờ đó dầu thơm của ơn Thiên Chúa thứ tha và tình thương của Ngài có thể thực sự chữa lành tất cả mọi người

Sau hết, chúng ta muốn xin Mẹ Maria, bằng những lời cầu xin của Mẹ, hỗ trợ cho các nỗ lực của nhân dân Tích Lan từ cả hai cộng đồng nói tiếng Tamil và Sinhalese, trong việc tái thiết mối hiệp nhất đã bị mất đi. Như bức tượng của Mẹ đã trở lại với đền thánh Madhu này sau cuộc chiến thế nào thì chúng ta cũng cầu nguyện để tất cả con cái nam nữ Tích lan của Mẹ giờ đây có thể tiến vào nhà Chúa bằng một tinh thần mới mẻ của sự hòa giải và thân tình

Anh chị em thân mến, tôi lấy làm vui sướng được ở với anh chị em trong nhà của Mẹ Maria đây. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau. Trên hết, chúng ta hãy nguyện xin để ngôi đền này được luôn trở thành một nhà cầu nguyện và là một trú cư an bình. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Madhu, chớ gì tất cả mọi người đều tìm thấy ở nơi đây nguồn cảm hứng và sức mạnh để kiến thiết một tương lai hòa giải, công lý và hòa bình cho tất cả mọi con cái của đất nước yêu dấu đây. Amen. 

      

Biệt Chú:

 
Về Đền Thánh Mẫu Madhu
 
Đền Thánh Mẫu Madhu là một địa điểm được Đức Thánh Cha Phanxicô chọn để đến kính viếng là vì đền thánh mẫu này đã từng là một trại tị nạn trong thời kỳ nội chiến của Tích Lan.
Lịch sử của đền thành này có thể kể từ năm 1544, khi vị vua ở Jaffina ra lệnh sát hại 600 Kitô hữu ở Mannar, vì họ trở lại Kitô giáo bởi các nhà thừa sai đầu tiên người Bồ Đào Nha ở hải đảo này. Một số đã thoát nạn và tạo nên một nơi nguyện cầu ở một khu rừng hoang và đặt bức tượng hiện đang ở đền thánh mẫu này ở đó. Trong giai đoạn người Công giáo bị bách hại bởi thành phần thực dân Hà lan, bức tượng này được cất giấu đi và mang đi từ làng này đến làng kia bởi 30 gia đình Công giáo định cư ở Mauthmandu là nơi đền thánh mẫu này đang tọa lạc từ năm 1670. 
Đức Mẹ Madhu được tôn sùng như Vị Chữa Lành rắn cắn khắp đảo quốc này. Trong giai đoạn truyền giáo của vị tân thánh José Vaz, đền thánh mẫu này đã trở thành một trung tâm truyền giáo và cũng là một trung tâm cầu nguyện của cả các tín đồ thuộc các tôn giáo khác, như tại Meryem Ana Evi ở Ephêsô Thổ Nhĩ Kỳ hay Milk Grotto ở Bêlem Thánh Địa. Tuy nhiên, đền thánh mẫu này một thời đã lọt vào vòng chinh chiến giữa dân Tamil nổi loạn và quân đội chính quyền dẹp loạn.
Các vị giám mục đã giúp làm cho đền thánh mẫu này thành khu pjhi quân sự để bản đảm an toàn cho khách hành hương cũng như cho dân di tản trú ngụ bảo đảm. Từ năm 1990, 160 mẫu đất chung quang khu đền thánh mẫu đã trở thành nơi cư trú cho dân chúng di tản, một trại tị nạn được cả 2 phe công nhận. Sau 2008 là thời điểm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 37 năm, đền thánh mẫu này đã được trao trả cho Giáo Phận Mannar và được tái mở cửa cho khách hành hương từ năm 2010 cho tới nay. 

Về ĐTC Phanxicô với 3 bất ngờ sau khi thăm Đền Thánh Mẫu Madhu

Sau khi ở Đền Thánh Mẫu Madhu về, Đức Thánh Cha bất ngờ quyết định trở về thủ đô  Colombo để gặp vị tổng thống vừa thất cử hôm 8/1/2015, Rajapaksa, vị tổng thống đã chính thức mời ngài sang thăm Tích Lan. Cuộc gặp gỡ bất ngờ này đã diễn ra ở Tòa Khâm Sứ, kéo dài 20 phút, bao gồm cả người vợ và người anh em của ông. 

Ngoài ra, ngài còn muốn bù lại cuộc họp với các vị giám mục bị nhỡ hôm qua. Tuy nhiên, từ Đền Thánh Mẫu Madhu về trễ nên khi ngài đến Dinh Tổng Giám Mục là nơi cư ngụ của Đức Hồng Y Malcom Ranijith thì các vị giám mục không còn ở đó nữa. Trong khoảng khắc ngài đã quyết định ngay đến thăm một ngôi chúa Phật giáo ở Mahabodhi tại thủ đô Colombo, nơi nhà sư Banagala Upatissa trụ trì, vị tu sĩ Phật giáo ngài đã gặp 2 lần hôm qua, một ở tại phi trường và một ở trong cuộc họp liên tôn. 

 

Khi ngài vừa viếng thăm ngôi chùa Phật giáo này xong thì được tin các vị giám mục đã trở lại Tòa Tổng Giám Mục, nên ngài tới gặp các vị để hoàn trọn chương trình tông du thăm viếng của ngài, trước khi ngài rời Tích Lan sang Phi Luật Tân ngày mai. 

 

Ngày 1 – Thứ Ba 13/1/2015

 

Dẫn nhập

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Sri Lanka vào khoảng 9 giờ sáng địa phương. Tại phi trường quốc tế Colombo ngài đã được nghênh đón bởi vị tân tổng thống 63 tuổi của nước này là Maithripala Sirisena. Tuy nhiên, khi vừa xuống máy bay, ngài được xem một màn vũ truyền thống Sinhalese, sau đó là một ca đoàn hát lên một bài ca ngênh đón bằng tiếng Ý, tiếng Anh và tiếng Sinhalese. Trong lễ nghi nghênh đón bao gồm cả một đoàn voi 40 con được trang sức sặc sỡ. 

 

 

Đây là chuyến tông du thứ 7 của Đức Thánh Cha Phanxicô, và là chuyến tông du thứ 2 đến Á Châu của vị giáo hoàng luôn ưu tiên và nhắm đến những vùng sâu vùng xa của thế giới, nhất là ở một châu lục hơn 2/3 dân số thế giới mà chỉ mới được 3% Kitô hữu, nhưng lại là nơi có nhiều người được rửa tội hơn ở Âu Châu. Riêng tại Sri Lanka, một quốc gia ở miền nam Ấn Độ, đa số là Phật giáo (70%), rồi Ấn giáo (12.6%) và Hồi giáo (9.7%), ít nhất là Kitô giáo(7.4%) mà hầu hết là Công giáo. 

 

ĐTC Phanxicô: Diễn Từ mở màn chuyến tông du Sri Lanka

“Chuyến viếng thăm của tôi ở Sri Lanka chính yếu là một chuyến viếng thăm về mục vụ. … Thế nhưng, chuyến viếng thăm của tôi cũng nhắm đến việc bày tỏ tình yêu thương và mối quan tâm của Giáo Hội với toàn thể nhân dân Sri Lanka”


Kính Ngài Tổng Thống,

Cùng Quí Vị Chính Quyền,

Quí Vị Chức Sắc,

Quí Bạn thân mến,

Xin cám ơn quí vị về việc nồng hậu nghênh đón tôi. Tôi đã mong thực hiến chuyến viếng thăm Sri Lanka này và những ngày này là thời gian chúng ta được cùng nhau sinh hoạt. Sri Lanka được biết đến như là Hòn Ngọc của Ấn Độ Dương vì vẻ đẹp thiên nhiên của nó. Hơn thế nữa, hải đảo này còn nổi tiếng về tình nồng nơi dân chúng của nó cùng với tính chất đa dạng phong phú nơi các truyền thống văn hóa và tôn giáo của nó. 

Kính Ngài Tổng Thống, tôi xin gửi đến ngài những lời chúc tốt đẹp nhất của tôi cho trách vụ mới của ngài. Tôi xin gửi lời chào đến các tôn vị trong chính quyền và dân quyền đã tỏ lòng tôn trọng chúng tôi bằng việc hiện diện của quí vị. Tôi đặc biệt cám ơn về sự hiện diện của quí vị lãnh đạo tôn giáo là những người đang đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của xứ sở này. Dĩ nhiên tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới quí tín hữu, các phần tử của ca đoàn, và nhiều người đã cộng tác cho việc khả dĩ của cuộc viếng thăm này. Tôi thành tâm cám ơn tất cả quí vị về tấm lòng tốt lành và sự tiếp đãi của quí vị. 

Chuyến viếng thăm của tôi ở Sri Lanka chính yếu là một chuyến viếng thăm về mục vụ. Với tư cách là một mục tử hoàn vũ của Giáo Hội Công Giáo, tôi đến đây để gặp gỡ, phấn khích và cầu nguyện với tín hữu Công giáo ở hải đảo này. Tột đỉnh của chuyến viếng thăm này sẽ là việc phong hiển thánh cho Chân Phước Joseph Vaz, vị có tấm gương bác ái Kitô giáo và tỏ ra tôn trọng tất cả mọi người bất kể sắc tộc hay tôn giáo, là những gì tiếp tục tác động và chỉ dẫn cho chúng ta hôm nay đâyThế nhưng, chuyến viếng thăm của tôi cũng nhắm đến việc bày tỏ tình yêu thương và mối quan tâm của Giáo Hội với toàn thể nhân dân Sri Lanka, cũng như để khẳng định ước vọng của cộng đồng Công Giáo muốn trở thành một tham dự viên chủ động trong đời sống của xã hội này

Một thảm trạng liên tục đang xẩy ra trong thế giới của chúng ta đó là rất nhiều cộng đồng đang chiến tranh với nhauViệc bất lực để hòa giải các sự khác biệt và bất đồng, cũ hay mới, đã làm bùng lên những thứ căng thẳng về sắc tộc và tôn giáo, thường được kèm theo bằng những cuộc bạo động nổ raSri Lanka nhiều năm đã nếm thử những gì là kinh hoàng của cuộc nội chiến, và giờ đây đang tìm cách để củng cố hòa bình và chữa lành các vết tích của những năm ấy. Nó không phải là một việc dễ làm để thắng vượt được cái di sản cay đắng gây ra bởi các thứ bất công, hận thù và ngờ vực còn lưu lại bởi cuộc xung đột này. Nó chỉ có thể được thực hiện bằng cách lấy lành thắng dữ (xem Rôma 12:21), cũng như bằng cách vun trồng các nhân đức nuôi dưỡng sự hòa giải, tình đoàn kết và sự bình an. Tiến trình của việc chữa lành này còn cần phải bao gồm cả việc theo đuổi chân lý nữa, không phải để khơi lại các thương tích cũ mà như là một phương tiện cần thiết để cổ võ công lý, chữa lành và hiệp nhất. 

Các bạn thân mến, tôi tin tưởng rằng các tín đồ thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhau đóng một vai trò thiết yếu trong tiến trình tinh tế hòa giải và tái thiết đang diễn ra ở xứ sở đây. Vì để cho tiến trình này được thành công, tất cả mọi phần tử trong xã hội cần phải cùng nhau làm việc; tất cả đều phải có một tiếng nói. Tất cả cần phải được tự do bày tỏ những quan tâm của mình, các nhu cầu của mình, các khát vọng của mình và những nỗi sợ hãi của mình. Quan trọng nhất là họ cần phải tỏ ra sẵn sàng chấp nhận nhau, tỏ ra tôn trọng những gì khác biệt hợp lý, và biết sống với nhau như trong một gia đình duy nhất. Bất cứ khi nào người ta biết lắng nghe nhau một cách khiêm tốn và cởi mở thì các giá trị cùng khát vọng chung của họ mới có thể càng trở nên tỏ tường hơn. Tính chất đa dạng không còn bị coi là một mối đe dọa nữa, mà như là một nguồn mạch của những gì là phong phú. Đường lối dẫn đến công lý, hòa giải và hòa hợp xã hội mới càng được hiện lộ hơn. 

Theo chiều hướng ấy thì công việc tái thiết lớn lao cần phải bao gồm việc cải tiến những cơ sở hạ tầng và đáp ứng những nhu cầu về vật chất, cũng như, quan trọng hơn nữa, đó là việc cổ võ phẩm giá con người, tôn trọng nhân quyền và hoàn toàn bao gồm từng phần tử trong xã hội. Tôi hy vọng rằng các vị lãnh đạo chính trị, tôn giáo và văn hóa của Sri Lanka, bằng việc đo lường hết mọi lời nói và hành động của mình bởi những gì là thiện hảo và chữa lành được kiến tạo nên, sẽ thực hiện một đóng góp vững bền cho việc tiến bộ về cả vật chất lẫn tinh thần của nhân dân Sri Lanka. 

Kính Ngài Tổng Thống, các bạn thân mến, một lần nữa tôi xin cám ơn việc nghênh đón của quí vị. Chớ gì những ngày chúng ta sinh hoạt với nhau đây trở thành những ngày của tình thân hữu, của đối thoại và của tình đoàn kết. Tôi nguyện cầu Thiên Chúa ban dồi dào phúc ân xuống trên Sri Lanka, Hòn Ngọc của Ấn Độ Dương, và tôi nguyện xin cho vẻ đẹp của nó được chiếu tỏa trong thịnh vượng và bình an nơi tất cả nhân dân của nó. 

 

Dẫn nhập

 

Theo lịch trình tông du, thì sau nghi thức nghênh đón tại phi trường quốc tế Bandaranaike ở thủ đô Colombo, vào lúc 1 giờ 15 chiều, ngài sẽ gặp gỡ và ăn trưa với các vị giám mục Sri Lanka đang đợi chờ ngài ở Tòa Tổng Giám Mục Colombo. Tuy nhiên, vì đoạn đường từ phi trường về Tòa Khâm Sứ dài 17 dặm (28 cây số) dân chúng đông đảo cùng với đoàn voi nghênh đón ngài đã khiến cương trình bị trễ mất 1 tiếng 30 phút. 

Bởi thế, chương trình gặp gỡ các vị giám mục Sri Lanka đã bị hủy bỏ. Tuy nhiên, thay ngài đã có Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin cùng với các vị hồng ý và giám mục hộ tống ngài đến chào hỏi các vị giám mục, linh mục, chủng sinh và tu sĩ địa phương. Phần ngài, khi đến Tòa Khâm Sứ, ngài đã cử hành một Thánh Lễ riêng và ăn trưa với một số vị. Chiều đến, ngài đến Presidential Secretariat thay vì Presidential Palace (dinh tổng thống) để gặp riêng vị tổng thống tân cử, trước khi đến Bandaranaike Memorial International Conference Hall để gặp gỡ giới liên tôn. 

 

Ngài đã được đón chào bởi các vị đại diện 4 tôn giáo chính của đất nước này là Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và Kitô giáo. Ngài đã được các Phật tử nghênh đón bằng một màn ca hát theo nghi thức và sau bài diễn từ của ngài còn được vị lãnh đạo Ấn giáo khoác vào cổ vai ngài một tấm vải choàng mầu cam. Bài diễn từ của vị lãnh đạo thế giới Công giáo đã chất chứa những ý hướng rất liên tôn, vì tại đất nước này, sau cuộc nội chiến hơn 1/4 thế kỷ giữa chính quyền và sắc dân Tamils ở miền bắc đảo quốc, một cuộc chiến tôn giáo bùng phát bởi thành phần Phật giáo cực đoan, muốn quốc giáo đất nước và coi tín đồ thuộc các đạo khác, nhất là tín đồ Hồi giáo và Kitô giáo, là kẻ thù bằng các cuộc tấn công họ.

 

 

ĐTC Phanxicô: Diễn Từ ngỏ cùng Quí Vị Đại Diện Liên Tôn

 

“Tôi hy vọng rằng việc hợp tác liên tôn và đại kết là những gì sẽ chứng tỏ cho thấy

con người nam nữ không cần phải loại bỏ đi căn tính của mình, v sắc tộc hay tôn giáo, 

để có thể sống hòa hợp với anh chị em của họ”. 

 

Các Bạn thân mến,

Tôi xin cám ơn về cơ hội được tham dự vào cuộc họp này, cuộc họp qui tụ lại 4 cộng đồng tôn giáo lớn nhất trong số các tôn giáo khác làm nên đời sống của Sri Lanka là Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo và Kitô giáo. Tôi xin cám ơn sự hiện diện của các bạn và việc các bạn nồng hậu đón tiếp tôi. Tôi cũng xin cám ơn những ai đã nguyện cầu và chúc lành, tôi đặc biệt cám ơn Đức Giám Mục Cletus Chandrasiri Perera và Tôn Đức Vigithasiri Niyangoda Thero về những lời lẽ tốt đẹp của các vị. 

Tôi đến Sri Lanka theo chân các vị tiền nhiệm của tôi là các Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II để bày tỏ lòng yêu mến và quan tâm sâu xa của Giáo Hội Công Giáo đối với Sri Lanka. Thật là một ơn đặc biệt cho tôi được viếng thăm cộng đồng Công Giáo ở đây, để củng cố họ về đức tin Kitô giáo, để cầu nguyện với họ và chia vui sẻ buồn với họ. Cũng là một ơn cho tôi được ở cùng với tất cả quí vị đây, những con người nam nữ thuộc các truyền thống tôn giáo lớn này, những vị cùng chúng tôi đều ước muốn được khôn ngoan, chân lý và thánh đức. 

Trong Công Đồng Chung Vaticanô II, Giáo Hội Công Giáo đã tuyên bố về lòng tôn trọng sâu xa và vĩnh viễn của mình đối với các tôn giáo khác. Giáo Hội đã nói rằng Giáo Hội “không loại trừ những gì chân thật và thánh hảo nơi những tôn giáo ấy. Giáo Hội trân trọng cách sống và tác hành của họ, các luật phép và giáo điều của họ” (Nostra Aetate, 2). Về phần mình, tôi muốn tái khẳng định lòng chân thành trân trọng của Giáo Hội đối với quí bạn, đối với các truyền thống và niềm tin của quí bạn. 

Chính trong tinh thần trân trọng này mà Giáo Hội Công Giáo muốn hợp tác với quí bạn, cũng như với tất cả mọi người thiện tâm, trong việc tìm kiếm phúc lợi cho tất cả nhân dân Sri Lanka. Tôi hy vọng rằng chuyến viếng thăm của tôi sẽ giúp vào việc phấn khích và đào sâu những hình thức khác nhau của việc hợp tác liên tôn và đại kết đã từng được thực hiện trong các năm gần đây. 

Những khởi động đáng ca ngợi này đã cống hiến các cơ hội để đối thoại, một cuộc đối thoại thiết yếu nếu chúng ta hiểu biết, thông cảm và tôn trọng nhau. Thế nhưng, như kinh nghiệm cho thấy, để cho cuộc đối thoại và gặp gỡ như thế có hiệu lực, nó cần phải được dựa vào việc trình bày một cách trọn vẹn và thẳng thắn những niềm xác tín riêng của chúng ta. Thật sự là cuộc đối thoại như vậy sẽ cho thấy khác nhau ra sao nơi các niềm tin, truyền thống và việc áp dụng thực hành của chúng ta. Thế nhưng, nếu chúng ta chân thành trong việc trình bày các niềm xác tín của chúng ta, chúng ta sẽ có thể thấy rõ hơn những gì chúng ta cùng chủ trương. Những đạo lộ mới sẽ được khai mở cho niềm tương kính, hợp tác và tình thân thực sự. 

Những phát triển tích cực như vậy nơi các mối liên hệ liên tôn và đại kết có một ý nghĩa và sự khẩn trương đặc biệt ở Sri Lanka. Vì những con người nam nữ của xứ sở này, qua rất nhiều năm tháng, đã trở thành nạn nhân của cuộc nội chiến và bạo độngĐiều cần thiết hiện nay đó là việc chữa lành và mối hiệp nhất, không còn xung đột và chia rẽ nữa. Việc nuôi dưỡng vấn đề chữa lành và mối hiệp nhất chắc chắn là một công việc cao quí mà tất cả mọi người ôm ấp trong lòng thiện ích của quốc gia và thật sự là của toàn thể loài người đều có trách nhiệm. Tôi hy vọng rằng việc hộp tác liên tôn và đại kết là những gì sẽ chứng tỏ cho thấy con người nam nữ không cần phải loại bỏ đi căn tính của mình, về sắc tộc hay tôn giáo, để có thể sống hòa hợp với anh chị em của họ. 

 
Các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau có biết bao nhiêu là cách thức để thực hiện việc phục vụ này! Biết bao nhiêu là nhu cầu cần phải được chăm sóc bằng dầu chữa lành của tình liên đới huynh đệ! Tôi đặc biệt nghĩ đến những nhu cầu vật chất và tinh thần của người nghèo, người cơ cực, của những ai mong được một lời an ủi và phấn khích. Đến đây tôi cũng nghĩ đến nhiều gia đình đang tiếp tục khóc thương những người thân yêu của mình qua đi.
Nhất là, ở vào giây phút lịch sử này của đất nước các bạn, có bao nhiêu con người thiện chí đang tìm cách tái thiết những nền tảng về luân lý của toàn thể xã hội?  Chớ gì tinh thần gia tăng việc hợp tác giữa các vị lãnh đạo của các cộng đồng tôn giáo khác nhau tỏ ra dấn thân trong việc đặt trọng tâm của mọi nỗ lực nơi sự hòa giải giữa toàn thể nhân dân Sri Lanka để canh tân xã hội và các cơ cấu tổ chức của nóVì hòa bình mà các niềm tin tôn giáo không bao giờ được phép lạm dụng để làm cớ gây bạo động và chiến tranh. Chúng ta cần phải minh nhiên và dứt khoát thúc đẩy các cộng đồng của chúng ta sống trọn vẹn những nguyên tắc về hòa bình và việc chung sống nơi mỗi đạo giáo, và lên án các hành động bạo lực khi chúng xẩy ra.
Các bạn thân mến, một lần nữa tôi xin cám ơn việc đón tiếp quảng đại của các bạn và sự chú ý của các bạn. Chớ gì việc gặp gỡ huynh đệ này củng cố tất cả chúng ta trong nỗ lực sống hòa hợp và loan truyền các phúc hạnh của bình an.