Cô thợ may Jeanne Regnier: “Tôi có cảm tưởng như mặc áo cho Chúa Kitô”

May y phục phụng vụ cho các linh mục, cô có cảm tưởng như mặc áo cho Chúa Kitô

tho-may-ao-cho-linh-muc.jpg«Cái đẹp là nét huy hoàng của sự thật, triết gia Platon đã nói, và bây giờ đó là câu khẩu hiệu của tôi.» Câu khẩu hiệu mà cô Jeanne Regnier áp dụng mỗi ngày kể từ ngày cô may chiếc áo đầu tiên năm  2009, cô học may từ khi còn rất nhỏ. Rất nhanh chóng, cô được nhiều người ngưỡng phục, từ từ các đơn đặt hàng đến như mưa, từ những người chung quanh đến những khách lạ. Khi đó cô Jeanne Regniercrée đặt tên cho hãng của mình là Chrysoline (tiếng Hy Lạp là sợi chỉ vàng).

Cho các áo của mình, cô dùng vải hạng sang. Một số là từ các xưởng dệt Pháp, đặc biệt là từ Lyon: «Tôi thích may trên các hàng lụa nhưng cũng thích may các loại như vải, sa tanh, kếp, len hay vítcô. Đúng ra, không phải tôi tìm kiểu cách nhưng tìm các thớ vải thích hợp. Y phục phụng vụ phải đi theo với cử chỉ phụng vụ chứ không nên làm thành áo giáp.»

Cô thợ may giữ trong đầu lời nói của linh mục Courbet, vị thầy của khoa may áo thánh từ đầu thế kỷ 20: «Một nghệ sĩ may áo thánh, phải có tư chất như bất cứ một nghệ sĩ lớn nào trong ngành may mặc, sự thiện nghệ của ngành này cũng như sự thiện nghệ của những người làm tranh ảnh và tạc tượng thời Trung Cổ. Chỉ lúc đó, người ta mới có thể nghĩ đến chỗ đứng của trang hoàng. Người ta xử lý nó như y phục của kịch nghệ.» Như linh mục Courbet, cô Jeanne Regnier không ngần ngại dám có những lựa chọn táo bạo: «Cũng không hiếm khi tôi phải bỏ các loại vải đặc biệt dành cho y phục phụng vụ để chọn các loại vải tân thời, thích ứng với các nếp gấp mềm mại và bao phủ hơn.»

Thợ may nhưng cô cũng là nhà thiết kế thời trang, cô tìm mẫu sáng tạo của mình trong phong cách các tranh của Van Eyck hay trong một buổi trình diễn thời trang Chanel. Phần lớn là tự học nhưng cô nghe lời khuyên của các đan sĩ của đan viện Solesmes.

Ýù thức mình chỉ là một móc xích trong một dãy chuỗi thế hệ, cô xem mình vẫn còn ở «giai đoạn học việc» và cô hy vọng «đến một lúc cô sẽ truyền được các hiểu biết của mình, nhưng vẫn giữ tinh thần đồng bạn».

Đối với cô, quá khứ trở nên hiện tại khi cô dùng áo cũ để tái hồi lại một vài vật dụng. «Tôi có một sự kính trọng sâu xa đối với các vật dụng trang hoàng đã đi qua hàng thế kỷ này. Tôi không thể không nhớ lại các bàn tay nhỏ đã làm việc trên đó.»

Ngoài việc tái hồi lại vải, cô Jeanne Regnier còn làm một công việc quan trọng khác là lên gấu. Cô vừa làm vừa lần chuỗi để nghĩ đến những người đã cầu nguyện cho cô: «Tôi có cả một bộ sựu tập các bức anh chụp ngày chịu chức mà tôi cất trong thùng. Biết rằng, tôi có được lời cầu nguyện của các linh mục mang đến cho tôi một chiều kích khác cho nghề của tôi.» Khi cô thực hiện bộ lễ phục trong dịp trưng bày thánh cốt Sainte Tunique, cô «nghĩ đến việc Đức Mẹ may áo cho con mình. Mỗi linh mục là vị đại diện của Chúa Kitô, tôi có cảm tưởng như được mặc áo cho Chúa Giêsu.» Nhưng chắc chắn là cô dè dặt không muốn nói thêm. «Tôi cố gắng không nghĩ đến vì  tôi không muốn để xúc cảm lấn chiếm.»

(Marta An Nguyễn chuyển dịch, phanxico.vn 30.06.2016/
famillechretienne.fr, Perrine de Robien, 2016-06-22)