Có thật sự chúng ta đang chứng kiến sự quay về với tôn giáo không?

Quay về giả tạo, các vấn đề căn tính…

mevabe.jpg 

Tôn giáo có quay về lại xã hội chúng ta không? Không. Câu trả lời thẳng thắn là không, và chúng ta sẽ không chứng kiến một sự tái sinh theo nghĩa siêu việt riêng của bản chất con người. Không phải vì bề mặt trên các mạng truyền thông về tôn giáo gia tăng mà nghĩ rằng người Pháp quan tâm nhiều hơn đến tôn giáo. Họ hoàn toàn không biết đến hoặc gần như không biết đến. Đúng hơn chúng ta đang chứng kiến hậu quả của việc mất đi các chuẩn mực chung. Và điều này chứng tỏ qua việc cậy nhờ đến các thế phẩm màu mè tôn giáo. Nhưng chỉ là màu mè thôi. Chúng ta không còn biết thế nào là một “người Pháp”, thay vào đó, chúng ta sẽ nói mình là người do thái, người kitô, người hồi giáo, người phật tử, người hinđu, người vô thần, người theo thuyết bất khả tri… Có vẻ như mỗi người nói theo tiêu chuẩn tôn giáo riêng của mình. “Công dân, bạn có khai mạnh khỏe là công dân không?” lệnh im lặng thắng thế.

 

Tất cả những điều này không mang một nghĩa nào đúng nghĩa của tôn giáo. Là người có tôn giáo, là nối kết với những người có cùng ý thức chung về bản chất con người, là nối với bản thể trong chiều sâu thẳm vô cùng mà mình mang trong lòng, là dấn thân để mang đến cho đời sống một ý nghĩa hạnh phúc cho số phận phải chết của con người.

 

Trong khi đó, tin tức thời sự chỉ nêu lên các yếu tố có tính cách trang hoàng cho tôn giáo (mũ kippa, khăn burka, máng cỏ, thánh giá, ảnh tượng…), tạo  một vũ trụ bề ngoài của tôn giáo, nhưng lại tách tôn giáo ra khỏi ý nghĩa của nó, một ý nghĩa mang sức mạnh thiêng liêng cho đời sống con người.

 

Lo lắng cho căn tính đã làm họ bám vào các khía cạnh bên ngoài của tôn giáo và để qua một bên tầm mức tôn giáo thật của các giáo huấn tôn giáo. Một vài người nghĩ tốt hơn là như thế. Tuy nhiên không bao giờ được quên khát vọng tôn giáo của con người thì không giải quyết được trong biển vô minh, trong các chuyện giải trí, trong tiến bộ… Sớm hay muộn, khát vọng này sẽ tỉnh dậy và đặt câu hỏi “tôi thật sự là ai?” Vậy, có người sẽ buồn khi thấy vấn đề “tôn giáo” bị lợi dụng, là cớ cho cuộc tìm kiến căn tính.

 

Tại sao chúng ta lại đi đến chỗ này? Bởi vì, xét cho cùng, chúng ta đã đánh mất câu trả lời cho câu hỏi “tôi là ai?”. Từ đó, chúng ta đi tìm trên bề mặt, nơi áo quần, nơi phụ kiện bên ngoài. Con đường để thoát ra khỏi triệu chứng bệnh hoạn đang gờm đất nước chúng ta, sẽ không phải là việc gì cũng nêu vấn đề thế tục ra nói, nhưng là nhắc đến ý nghĩa của tôn giáo và nói về nó một cách xác thực. Phải có can đảm nói cho tất cả các người trẻ cách nào để họ hiểu, cách nào để vượt lên các chuyện bề ngoài, và trân trọng tìm hiểu tiến trình đi tìm một con đường nơi các tôn giáo khác. Phải vượt lên các chuẩn mực của các tôn giáo để có thể đi đến việc gọi tên “Chúa”, điều mà các chính trị gia không thể làm khi ngỏ lời chúc của họ cho các tu sĩ vào đầu năm nay.

 

Tiếc thay chúng ta đã làm tất cả để hạ tôn giáo xuống chỉ còn qua bề ngoài của nó, chúng ta khôn khéo làm im giáo huấn của tôn giáo để làm mất tác dụng của nó trong tâm hồn con người. Ngày nay, chúng ta phải vật lộn với các cuộc tranh cãi vô ích, vùi chôn đi một chút khả năng vui hưởng của con người khi con người đi tìm các nguồn gốc đích thực của tình huynh đệ.

 

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 27.01.2016/
lavie.fr, Laurent Stalla-Bourdillon, 2016-01-22)