Chân dung một hồng y ngoại hạng…

Claude Barthélémy trên trang “Người Mới” (Homme Nouveau):

Luis-Tagle.jpg

“Ấn bản Pháp tiểu sử Hồng y-Tổng Giám mục Manila do nhà vatican học Cindy Wooden viết “Luis Antonio Tagle, một hồng y ngoại hạng”, bà vẽ chân dung “hồng y của người nghèo”, không có những nét nổi bật lớn, hồng y là người lắng nghe, người đối thoại. Bà Wooden là giám đốc điều hành Hãng tinCatholic News Service. Hồng y Tagle có những nét giống Đức Phanxicô: nhận nền giáo dục linh đạo I-Nhã của các linh mục Dòng Tên ở chủng viện Manila, được hình thành từ Công đồng Vatican II, có nhiều lời hay ý đẹp đơn sơ. Khi vừa được phong giám mục, ngài đi xe ba bánh đến thay thế cho một linh mục bị đau ở một nhà thờ tồi tàn trong khu phố người lao động. Ngài để rất lâu mới mua xe, ngài thích di chuyển bằg phương tiện công cộng. Ngài thường quên mang thánh giá ngực của các giám mục, vv.

Cha mẹ khá giả

Cindy Wooden giới thiệu anh hùng của mình là người xuất thân từ một gia đình trung lưu (cha mẹ của ngài là nhân viên ngân hàng). Trên thực tế, gia đình bên nội của ngài thuộc tầng lớp lãnh đạo từ thời thuộc địa. Ngài có tên là Chito (tên thật là Luiscito, tên rút gọn là Luis), trước tiên ngài muốn học y khoa. Thông minh, ham làm việc, luôn đứng đầu lớp, rất tận tâm trong các việc thiện (ngài từng là “quan giám mã” trong tổ chức quyền thế Hiệp sĩ Colombo). Ngài vào chủng viện Dòng Tên, rồi Đại học Dòng Tên Ateneo de Manille, và cuối cùng ngài được gởi đi học ở Đại học Công giáo Mỹ ở Washington (Catholic University of America, Washington) nơi ngài bảo vệ luận án tiến sĩ về Đức Phaolô VI và đoàn thể tính. Là tu sĩ hứa hẹn của địa phận Imus, sau khi đã làm nhiều chức vụ mục vụ, năm 2001 ngài được thụ phong giám mục, mười năm sau ngài được Đức Bênêđictô XVI chuyển đến địa phận Manila, năm 2012 Đức Bênêđictô XVI phong ngài làm hồng y.

Người viết tiểu sử của ngài đưa ra nhiều phát hiện, tuy nhiên bà không nhấn mạnh ở những điểm này, có thể bà không thấy hết tầm quan trọng ở đó. Bà nhắc hai lần người “đỡ đầu về mặt thần học” của

Luis Antonio Tagle là Linh mục Catalino Arevalo, người đã tiến cử ngài khi ngài vào đại học. Linh mục Arevalo thuộc Dòng Tên, đồ đệ của Jürgen Moltmann, một nhân vật quan trọng của nền thần học tiến bộ nhất của vùng Viễn Đông (cha được Hội đồng Giám mục Á Châu phong là “Người Cha của Thần học Á Châu”, một phiên bản chỉnh trang của thần học giải phóng). Bà Cindy Wooden cũng nêu lên đoạn Linh mục Joseph A. Komonchak, giáo sư trường Đại học Công giáo Mỹ (Catholic University of America) và cũng là giai đoạn bảo vệ luận án của Chito. Linh mục Komonchak là một trong bốn nhân vật chính trong sự nghiệp của hồng y Luis Antonio. Linh mục Komonchak là cộng sự viên của Giuseppe Alberigo cho công trình Lịch sử của Công đồng Vatican II, được Trường Bologne xuất bản, đây là một trường rất tiến bộ mà linh mục Komonchak phụ trách ấn bản tiếng Anh. Năm 1995, linh mục bổ nhiệm Luis Antonio Tagle làm thành viên trong hội đồng chủ biên để giám sát công ty, và như thế đưa ngài vào nội bộ của những nhà thần học lớn, hai năm sau ngài được chỉ định là thành viên của hội đồng Thần học Quốc tế, mà Đức Joseph Ratzinger để ý đến ngài, Đức Bênêđictô XVI luôn để ý đến những người nổi tiếng trong các trường đại học.
 
Được Đức Giáo hoàng biểu dương

Nhưng hồng y Tagle cũng được Đức Phanxicô để ý, cùng với Đức Phanxicô, hồng y Tagle đồng chủ tịch ở Hội đồng Trung ương của Thượng Hội Đồng các giám mục. Linh mục Joseph Komonchak ưu ái nói về hồng y Tagle như sau: “Trong cách thực hiện mục vụ của mình, hồng y Tagle đã có nhiều nét của một Giáo hoàng Phanxicô trước Giáo hoàng Phanxicô”. Quyển sách của tác giả không thể viết về các huy hoàng tráng lệ của chuyến tông du Giáo hoàng ở Phi Luật Tân tháng 1 năm 2015, khi Tổng Giám mục Manila đồng tế với Đức Giáo hoàng mà dưới các cặp mắt quan sát của các ký giả trên toàn cầu xem đây như việc lên ngôi của một người “kế nhiệm”.

Ngoài quyển sách này, ở Ý còn có một quyển tự truyện dưới hình thức phỏng vấn “Chúa không quên người nghèo. Đời sống của tôi, cuộc chiến đấu của tôi, hy vọng của tôi” (Dio non dimentica i poveri. La mia vita, la mia lotta, le mie speranze) sẽ được nhà xuất bản Editrice Missionaria Italiana phát hành vào tháng năm, điều này cho thấy không phải chỉ nhóm Dòng Tên cực mạnh ở Phi Luật Tân mới “đẩy” hồng y Manila. Và hồng y Rodriguez Maradiaga, người Honduras, điều hợp viên của Hội đồng Cố vấn chín hồng y được Đức Giáo hoàng ủy nhiệm cho việc nghiên cứu cải cách giáo triều, ngày 14 tháng 5-2015, đã phong hồng y Tagle làm Chủ tịch Caritas Quốc tế, người “bảo vệ cho những người sống bên lề”.

Theo những “người am hiểu tình hình” (thường thì không biết gì nhiều hơn người bình thường) thì Đức Giáo hoàng cũng ngờ cho các “cơ may” của Luis Antonio Tagle, nhất là vì hồng y quá trẻ (chưa đến 59 tuổi) so với các hồng y ứng viên và Đức Giáo hoàng hướng về hồng y Schönborn, Tổng Giám mục địa phận Vienne vì ngài uyển chuyển và đồng thuận hơn. Và có thể từ nay các giáo hoàng sẽ âm thầm chỉ định người kế nhiệm mình!

Đơn giản là các người “tiến bộ” thích thấy hồng y Tagle của Manila kế vị Đức Giáo hoàng hiện tại hơn là sự chặt chẽ mà họ sẽ phải giải quyết nơi cá tính mơ hồ của hồng y Schönborn của Vienne. Các ước tính (luôn có phe đảng) liên quan đến các “vị có khả năng làm giáo hoàng” chung chung thường hão huyền. Nó chỉ cho chúng ta biết các chiều hướng ưu tiên theo dòng thời sự của Giáo hội. Nhưng ở mật nghị, thì chính Thần Khí mới là người quyết định nếu mình để cho Thần Khí làm việc. Đương nhiên, lịch sử cho chúng ta thấy không phải lúc nào điều này cũng đúng.

(Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico.vn 31.03.2016/
belgicatho.hautetfort.com, 2016-03-29)