Các nhà thờ được đặt trong tình trạng báo động

Indonesian police officers stand guard outside Kampung Melayu bus terminal in Jakarta as investigators check a body part found after a suicide bomb blast on May 24, 2017. A suspected suicide bombing rocked a busy bus terminal in the Indonesian capital Jakarta on May 24, killing one policeman in the latest terror attack to hit the Muslim-majority country. Five police officers were also injured in the explosion at the bus station in the east of the city. / AFP PHOTO / BAY ISMOYO
Nhà chức trách liên hệ các vụ đánh bom tại trạm xe buýt ở Jakarta với loạt tấn công toàn cầu ngày càng gia tăng của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng
Cảnh sát Indonesia đứng gác bên ngoài trạm xe buýt Kampung Melayu ở Jakarta khi các nhân viên điều tra khám xét hiện trường vụ đánh bom tự sát hôm 24-5-2017. Ảnh: Bay Ismoyo/AFP
Cảnh sát Indonesia đứng gác bên ngoài trạm xe buýt Kampung Melayu ở Jakarta khi các nhân viên điều tra khám xét hiện trường vụ đánh bom tự sát hôm 24-5-2017. Ảnh: Bay Ismoyo/AFP

Kitô hữu ở Indonesia cảnh giác cao hôm 25-5 sau khi hai vụ đánh bom tự sát gần một trạm xe buýt ở thủ đô Jakarta làm 3 cảnh sát thiệt mạng.

Hai nghi can đánh bom cũng bị chết và 10 người khác bị thương, trong đó có 5 cảnh sát hộ tống đoàn tuần hành chuẩn bị bước vào tháng chay Ramadan, cảnh sát cho biết.

“Tôi nghĩ vụ này nằm trong kế hoạch tấn công toàn cầu”, Setyo Warsito, phát ngôn viên cảnh sát phát biểu với phóng viên hôm 25-5.

Vụ đánh bom xảy ra một vài ngày sau khi các nhóm có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo lên tiếng chịu trách nhiệm về vụ đánh bom gây chết người tại Manchester, Anh Quốc, và vụ tấn công ở Marawi, thành phố đa số Hồi giáo thuộc Mindanao, miền nam Philippines.

Maria Magdalena, người Công giáo thuộc nhà thờ Thánh Giuse ở Đông Jakarta, cách hiện trường vài cây số, cho biết các vụ đánh bom khiến người dân trong khu vực lo sợ.

“Có cảm giác sợ hãi. Chúng ta phải luôn cảnh giác vì không biết khi nào sẽ bị tấn công nữa”.

Yohanes Bao Keraf, đứng đầu đội bảo vệ an ninh tại nhà thờ, cho biết giáo xứ đang áp dụng các biện pháp bảo vệ nhà thờ.

“Chúng tôi đang phối hợp với cảnh sát tiến hành các biện pháp thắt chặt an ninh”, ông nói.

Người Công giáo trong giáo xứ nhận thức rõ rằng họ có thể trở thành mục tiêu tiếp theo của những kẻ Hồi giáo cực đoan, vì trước đây họ đã từng là mục tiêu.

Các tay súng Jamaah Islamiyah đã đánh bom nhà thờ Thánh Giuse, và nhiều nhà thờ khác ở Jakarta và các thành phố khác vào đêm Giáng sinh năm 2000, khiến 18 người thiệt mạng.

Người phương Tây cũng trở thành mục tiêu nhắm đến của các tay súng, chúng giết hại 202 người tại Bali năm 2002.

Một mối đe dọa nguy hiểm hơn xuất hiện trong vài năm qua sau khi nhóm tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) nổi lên.

Các nhà quan sát ước tính có đến 2 triệu người trong nước Indonesia ủng hộ IS, trong khi nhiều nhóm vũ trang thề trung thành với IS.

Cha Agustinus Ulayanan, thư ký điều hành ủy ban liên tôn giáo của hội đồng giám mục Indonesia, nói khủng bố là một vấn đề rất phức tạp gây sợ hãi và vượt qua mọi biên giới quốc gia và tôn giáo.

Chính quyền cần đảm bảo an ninh tại tất cả các nơi thờ tự, không chỉ nhà thờ mà còn các đền thờ Hồi giáo và nơi thờ tự của các tôn giáo khác nữa, ngài kêu gọi.

“Vụ đánh bom xảy ra khi người Hồi giáo đang tổ chức tuần hành kỷ niệm tháng chay Ramadan”, ngài lưu ý.

Ngài còn kêu gọi chính quyền cấm các phần tử thánh chiến người Indonesia trở về nước sau khi tham chiến với Nhà nước Hồi giáo ở Syria.

“Chúng ta cần dốc toàn lực chống khủng bố”, vị linh mục kêu gọi.

Mục sư Gomar Gultom, tổng thư ký tổ chức đại kết Hội đồng các Giáo hội tại Indonesia, cho biết các vụ đánh bom xảy ra hôm 24-5 là do “chính phủ và nhân viên an ninh không có hành động thích đáng chống khủng bố và các bài phát biểu gây thù hận”.

“Các vụ đánh bom nhằm gây sợ hãi và chính quyền cần phải xua tan nỗi sợ hãi bằng cách tạo ra cảm giác an toàn”, ông đề nghị.

Nhắm mục tiêu vào cảnh sát

Cảnh sát cho rằng những kẻ đánh bom tự sát nhắm vào hàng chục cảnh sát được bố trí bảo vệ đoàn tuần hành kỷ niệm tháng chay Ramadan.

Tháng chay Ramadan bắt đầu trong quốc gia đông người Hồi giáo nhất thế giới này vào ngày 26-5.

Ridwan Habib, chuyên gia về quốc phòng và tình báo từ Đại học Indonesia, nói các vụ tấn công ở Đông Jakarta hôm 24-5 giống với các vụ đánh bom trước đây như vụ đánh bom hôm 14-1 năm ngoái tại Solo, Trung Java, cũng nhắm vào cảnh sát.

“Chúng đang nhắm vào cảnh sát vì họ được đem là mối đe dọa lớn nhất của chúng, một rào cản đối với sứ mạng của chúng”, Habib nói với ucanews.com.

“Chúng đang muốn tạo cho cảnh sát một cảm giác bất an”, ông nói.

Vụ tấn công này được lên kế hoạch trước, chờ đến khi cảnh sát bắt đầu buông lỏng sau khi tập trung bảo vệ an ninh cho các cuộc bầu cử thống đốc Jakarta gần đây, ông bình luận.

Hội đồng Ulema Indonesia (MUI), tổ chức Hồi giáo lớn nhất Indonesia, lên án vụ tấn công và nói rằng hành động này đi ngược lại giáo huấn của Hồi giáo.

“Không tôn giáo nào tha thứ cho những hành động khủng bố”, Okezone News dẫn lời Ikhsan Abdullah, quan chức của MUI, nói.

“Thủ phạm chắc chắn là những kẻ không có đức tin và thuộc về nhóm không muốn Indonesia sống trong hòa bình và hòa hợp”.

Nguồn tin: UCAN