Hàng Giám mục Đức quyết định không thay đổi “Kinh Lạy Cha”

Họ sẽ giữ dòng “Đừng dẫn chúng con sa chước cám dỗ” “lead us not into temptation” (Đừng dẫn chúng con sa vào cám dỗ) vì câu này duy trì sự hiệp nhất với các phái Kitô giáo khác.
Hàng Giám mục Đức quyết định không thay đổi “Kinh Lạy Cha”

Phiên bản tiếng Pháp của Kinh Lạy cha đã được thay đổi

 

Hội Đồng Giám mục Đức đã quyết định không thay đổi bản dịch Kinh Lạy cha của họ.

Trong một tuyên bố, các giám mục cho biết họ sẽ giữ dòng “lead us not into temptation” như cũ, bất chấp những lời nhận xét gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô gợi ý nó gây hiểu nhầm.

Đức Thánh Cha nói dòng này hàm ý sai rằng Thiên Chúa cám dỗ con người vào điều ác. Vào tháng Mười Hai, ngài đã nói với một đài truyền hình Pháp rằng đây không phải là một bản dịch tốt, và ngài nói thêm rằng: “Tôi là người đang sa ngã. Người không phài là Đấng đẩy tôi sa vào sự cám dỗ để rồi xem tôi tôi ngã như thế nào.

“Một người cha không bao giờ làm điều đó, người cha lập tức sẽ giúp bạn đứng dậy. Mà chỉ có Satan dẫn chúng ta vào sự cám dỗ, đó là phạm vi hoạt động của nó.”

Phiên bản tiếng Pháp gần đây đã được sửa đổi là “do not let us enter into temptation” (Đừng để chúng con sa chước cám dỗ) để phản ánh điều này, nhưng các phiên bản tiếng Anh, tiếng Ý và tiếng Đức vẫn giữ nguyên.

Hiện giờ, hàng giám mục Đức đã tuyên bố sẽ giữ bản dịch của họ y như cũ, để duy trì sự thống nhất với các giáo phái Tin Lành và với các quốc gia khác.

Tuy nhiên, họ nói thêm rằng cần “nhấn mạnh hơn vào việc làm rõ ý nghĩa và bối cảnh thần học của lời thỉnh cầu này đối với Chúa trong các cuộc đối thoại, thảo luận và đóng góp bằng văn bản.”

Sách Lễ Rôma diễn giải dòng này bằng tiếng Latinh là “et ne nos inducas in tentationem.” Tuy nhiên, từ “tentationem” và từ tương đương của nó trong tiếng Hy Lạp là “πειρασμόν” qua nhiều thế kỷ đã được dịch theo nhiều cách khác nhau.

Một số nói rằng tốt hơn nên dịch là “trial” (thử thách,…) hoặc “testing” (thử, thử nghiệm,…)và có thể ám chỉ đến lúc Phán xét Cuối cùng hoặc những thử nghiệm được mô tả ở những chỗ khác trong Kinh Thánh, chẳng hạn như những người phải gánh chịu đau khổ bởi Job.

Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn