Đức Phanxicô chọn các hồng y như thế nào?

Ngày 28 tháng 6, đây là lần thứ tư Đức Phanxicô phong các tân hồng y. Từ đầu triều giáo hoàng của mình, ngài đã phong 61 hồng y.

Hồng y là người như thế nào?

Chức hồng y là chức được phong suốt đời. “Nghỉ hưu” duy nhất của các hồng y là khi họ… 80 tuổi, khi họ không còn quyền được bầu giáo hoàng, một trách nhiệm mà các hồng y được bầu lên để chọn giáo hoàng. Nhưng, một chức vụ cũng dẫn đến họ chức giáo hoàng vì các hồng y chọn giáo hoàng giữa họ với nhau!

Theo luật, Giáo hội dự trù con số lý tưởng là 120 hồng y để họp “mật nghị” bầu giáo hoàng. Mật nghị là họp kín giữa các hồng y dưới 80 tuổi ở Nhà Nguyện Sixtine, Vatican cho đến khi họ bầu được hai phần ba số phiếu cho một người. Nếu người đó chấp nhận – vì hồng y có thể từ chối -, thì hồng y được chọn sẽ làm giáo hoàng.

Hai tiêu chuẩn (120 hồng y và giới hạn tuổi bầu giáo hoàng là 80) là để tránh tuổi già của các hồng y, nên phải phong thường xuyên để bảo đảm con số lý tưởng 120 luôn được tôn trọng. Vì thế mới có công nghị như công nghị ngày 28 tháng 6-2017 ở Rôma để phong các tân hồng y. Trong thuật ngữ tôn giáo, phong hồng y gọi là “cắt đặt” hoặc “cấu thành” (créer) tân hồng y. Đặc biệt và một cách biểu tượng, Giáo hoàng trao cho tân hồng y mũ vuông đỏ hồng y. Màu đỏ có nghĩa họ sẵn sàng tử đạo cho đức tin công giáo. 

Đức Giáo hoàng chọn các các hồng y của mình như thế nào?

Từ khi ngài được bầu chọn, 13-3-2013, Đức Phanxicô đã triệu tập bốn công nghị. Một năm một công nghị. Cho đến bây giờ, ngài đã phong 61 hồng y, trong số này có 49 ứng viên dưới 80 tuổi.

Nhưng Đức Phanxicô chọn các hồng y như thế nào? Trước Đức Phanxicô, tiêu chuẩn đơn giản: các hồng y được chọn trong số những người đã có trách nhiệm quan trọng nhất trong Giáo hội. Trước hết ở Vatican, trong số của “trưởng ban bộ”, có nghĩa là các bộ trưởng, cũng đã có khoảng 20 vị trí. Sau đó giữa các Tổng Giám mục, có nghĩa là các giám mục ở các giáo phận quan trọng nhất. Ở Pháp là các giáo phận;; Paris, Lyon, Marseille, Bordeaux. Người ta còn nói đó là các “ghế hồng y”. Và chính Giáo hoàng bổ nhiệm các giám mục vào địa vị này.

Đến thời Đức Phanxicô thì tiêu chuẩn chọn lựa hoàn toàn thay đổi, bởi vì ngài muốn chống lại ưu thế của người Ý và chống lại nạn thăng quan tiến chức trong hàng giáo sĩ. Chẳng hạn, bây giờ số các hồng y Ý chỉ còn 45 trong tổng số 225 hồng y. Và chỉ có 24 hồng y ứng viên trong tổng số 121 hồng y ứng viên…

Trong quyết định lựa chọn hồng y của mình, Đức Phanxicô cũng chống lại nạn mất cân đối xuất phát từ lịch sử Giáo hội: ưu thế của Âu châu. Trên 121 hồng y ứng viên hiện nay có: 53 hồng y Âu châu (44%), 17 Châu Mỹ La Tinh (14%), 15 Phi châu (12,5%), 15 Á châu (12,5%), 17 Bắc Mỹ kể cả Mêhicô (14%), 4 Océanie (3%). Trong trường hợp có mật nghị ngay lập tức, thì nước Pháp với 5 hồng y ứng viên sẽ là nước thứ ba có nhiều đại diện nhất, sau nước Ý (24) và Mỹ (10). Chính vì vậy Đức Phanxicô muốn phong các hồng y không phải là người Âu châu hoặc những nước chưa có đại diện.

Một khi đã lựa theo tiêu chuẩn địa lý, thì tiêu chuẩn quyết định cho lựa chọn thứ nhì của Đức Phanxicô trong số 2 500 giám mục đang hoạt động, không phải là tiêu chuẩn tiến sĩ thần học, hay nổi bật trên chính trường hay giám mục của giới thượng lưu nhưng qua kinh nghiệm cụ thể của họ ở đất mục vụ, đặc biệt gần với những người nghèo nhất.

Điều thay đổi tận căn cơ cấu nghị viện của Giáo hội, vì tuy các hồng y là ứng viên chọn giáo hoàng nhưng cũng là cố vấn đặc biệt của ngài. Như thế, nghị viện này của Giáo hội càng ngày càng có ít các khuôn mặt hoàng tử của Giáo hội, mà càng ngày càng có nhiều “tôi tớ khiêm tốn phục vụ” nhứ ý Đức Phanxicô mong muốn. Một chân dung của mục tử ở địa bàn hoạt động, gần với giáo dân, không chọn theo tiêu chuẩn học vị hay trí thức, một chân dung mà sớm hay muộn sẽ quyết định phong cách người kế vị Đức Phanxicô.

Đức Phanxicô đã 80 tuổi và đang ở năm thứ năm triều giáo hoàng của ngài. Đã nhiều lần ngài nói, ngài sẽ noi gương Đức Bênêđictô XVI, người vào tháng 2 năm 2013 đã từ nhiệm khi ngài 85 tuổi.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch