Bị nghi là ăn cắp, nhưng thật sự Thánh Isave đang lo cho người nghèo

Thánh Isave Hungaria, hoàng hậu, là tấm gương bác ái đáng ngưỡng mộ. Thánh Isave là vợ của vua Anrê II nước Hungaria ở thế kỷ 13. Từ khi còn nhỏ, bà đã có một đức tin sốt mến và quan tâm đặc biệt đến người nghèo
Bị nghi là ăn cắp, nhưng thật sự Thánh Isave đang lo cho người nghèo

Bà lập gia đình khi 14 tuổi với vua Ludovic, Thuringe, chính bà cai quản vương quốc khi chồng mình đi Ý để tham dự hội nghị Diète de Crémone. Bà được tự do để mời những người nghèo do bà bảo trợ về nhà săn sóc.

Theo các câu chuyện kể, bà đã làm việc từ thiện trên khắp vùng đất của chồng mình, bà cho cả áo quần, nữ trang của mình cho người nghèo. Bà cho xây một bệnh viện ở dưới chân lâu đài, mỗi ngày bà đến đây để săn sóc người bệnh. Hàng ngày, bà đi giúp cả ngàn người thiếu thốn.

Bị nghi là ăn cắp

Một ngày nọ, khi chồng bà cùng các bạn đi săn về, nhà vua thấy vợ mình có vẻ như đang giấu một cái gì dưới áo. Các bạn đi cùng với vua nghĩ ngay bà đã ăn cắp một cái gì, và vua yêu cầu bà cho xem bà giấu cái gì. Lúc đó bà Isave hai tay cầm đầy đồ ăn cho người nghèo, nhưng khi bà mở áo măng-tô ra thì một bó hoa hồng màu đó, trắng, biểu tượng cho nét đẹp của đức ái lọt khỏi tay bà.

Năm 2010, Đức Bênêđictô XVI dành một buổi tiếp kiến chung để nói lên hình ảnh của Thánh Isave, ngài kết thúc buổi tiếp kiến bằng những lời sau: “Trong hình ảnh của Thánh Isave, chúng ta thấy đức tin và tình bằng hữu với Chúa Kitô đã tạo nên ý nghĩa của công chính, bình đẳng giữa tất cả mọi người, quyền của người khác.  

Và tạo nên tình yêu và đức ái. Và từ đức ái này nảy sinh ra hy vọng, xác tín rằng chúng ta được Chúa Kitô yêu thương và tình yêu của Chúa Kitô chờ chúng ta, và như thế chúng ta mới có thể noi gương Chúa Kitô và thấy Chúa Kitô nơi người khác. Thánh Isave mời gọi chúng ta tái khám phá Chúa Kitô, yêu Ngài, có đức tin và tìm được sự công chính đích thực, tìm được tình yêu cũng như niềm vui một ngày nào đó, chúng ta được ở trong tình yêu của Chúa, trong niềm vui vĩnh cửu với Chúa”.

Marta An Nguyễn dịch